Bài giảng Kim loại 1

Bài 1: Khi hoà tan cùng một kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện, và khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunphat. Xác định kim loại R.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kim loại 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kim loại 1
Bài 1: Khi hoà tan cùng một kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện, và khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunphat. Xác định kim loại R.
Bài 2: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 (loãng) được 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 khí không màu, không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so H2 bằng 17,2. Xác định kim loại M.
Bài 3: Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước (lấy dư) thu được 0,448 lít khí (đktc) và một lượng chất rắn. Tác lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B.
a) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng chất rắn B.
Bài 4: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị n không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2. Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 lít khí NO duy nhất. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định kim loại M và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(Biết thể tích các khí đo ở đktc)
Bài 5: Chia m gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, Al làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho vào nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Cho vào dung dịch NaOH dư tới hết phản ứng thấy thoát ra 6,944 lít H2 (đktc).
- Phần 3: Hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl ta thu được dung dịch B và 9,184 lít H2 (đktc).
Tính m và % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
Thêm 10 gam dung dịch H2SO4 9,8% vào dung dịch B, sau đó thêm tiếp 210 gam dung dịch NaOH 20%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao (hiệu suất 100%). Tính khối lượng chất rắn thu được.
Bài 6: Cho Fe phản ứng vừa hết với H2SO4 thu được khí A và 8,28 gam muối.
a) Tính khối lượng của sắt đã phản ứng biết rằng số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4.
b) Cho lượng khí A thu được ở trên tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong B (biết thể tích dung dịch B là 100ml).
Bài 7: Cho 12,88 gam hỗn hợp Mg, Fe vào 700ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào D rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) CM của dung dịch AgNO3 đã dùng.
Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 9,5 gam hỗn hợp Al2O3, Al và Fe trong 900ml dung dịch HNO3 nồng độ b (mol/l) thu được dung dịch A và 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho dung dịch KOH 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết tủa không đổi nữa thì cần dùng hết 850ml. Lọc, rửa rồi nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 8 gam một chất rắn.
Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp và tính b.
Nếu muốn thu được kết tủa lớn nhất thì cần thêm bao nhiêu mililit dung dịch KOH 1M vào dung dịch A. Tính lượng kết tủa đó
Bài 9: Cho 3,87 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch X chứa HCl 1M vạ H2SO4 0,5M, được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc).
Hãy chứng minh trong dung dịch B vẫn còn dư axit.
Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp A.
Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,01M cần để trung hoà hết lượng axit dư trong B.
Tính thể tích tối thiểu dung dịch C (với nồng độ như trên) tác dụng với dung dịch B để được lượng kết tủa nhỏ nhất.
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (hoá trị n) trong H2SO4 đặc nóng đến khi không có khí thoát ra thu được dung dịch B và khí C. Khí C bị hấp thụ bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 50,4 gam muối.
	Thêm vào X một lượng kim loại M bằng 2 lần lượng kim loại M có trong X (giữ nguyên Al) rồi hoà tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc nóng thì lượng muối trong dung dịch mới tăng thêm 32 gam so với lượng muối trong dung dịch B. Nhưng nếu giảm 1/2 lượng Al có trong X (giữ nguyên lượng M) thì khi hoà tan ta thu được 5,6 lít khí C (đktc).
Xác định kim loại M.
Tính số mol H2SO4 đã dùng lúc đầu biết rằng khi thêm từ từ dung dich NaOH 2M vào B thì lượng kết tủa bắt đầu không đổi khi dùng hết 700ml dung dịch NaOH ở trên

File đính kèm:

  • docKim loai 1.doc
Giáo án liên quan