Bài giảng Kiểm tra 1 tiết lớp: 9 môn hóa học
1) Dãy chất nào là oxít axít?
A. SO2, CO2, N2O5 B. SO2, P2O5, CO.
C. CO2, SO2, K2O. D. NO, SO2, P2O5.
2) Dãy chất nào là oxít bazơ?
A. CuO, MgO, Al2O3. B. CuO, SO2, Na2O.
C. CuO, CO, P2O5. D. K2O, MgO, Fe2O3.
TRƯỜNG THCS HÀM ĐỨC KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP: 9 MÔN HÓA HỌC Điểm: HỌ & TÊN: LỚP 9 Đề 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D mà em chọn: 1) Dãy chất nào là oxít axít? A. SO2, CO2, N2O5 B. SO2, P2O5, CO. C. CO2, SO2, K2O. D. NO, SO2, P2O5. 2) Dãy chất nào là oxít bazơ? A. CuO, MgO, Al2O3. B. CuO, SO2, Na2O. C. CuO, CO, P2O5. D. K2O, MgO, Fe2O3. 3) Dãy chất tác dụng với dung dịch NaOH: A. HCl, Na2O, H2SO4 B. HCl, SO3, P2O5 C. Na2O, SO2, CO2 D. HCl, SO3, K2O. 4) Dãy chất tác dụng với nước: A. CO2, CaO, Fe2O3 . B. CO2, MgO, SO3 C. BaO, K2O, SO3. D. MgO, K2O, P2O5. 5) Phản ứng trung hòa là phản ứng giữa: A. axít với kim loại. B. oxít bazơ với dd axít. C. oxít axít với dd bazơ. D. axít với bazơ. 6) Trong công nghiệp người ta sản xuất SO2 bằng cách: A. cho Na2SO3 tác dụng với H2SO4 B. đun nóng Cu với H2SO4 đặc. C. đốt S trong không khí D. điện phân muối ăn. 7) Có những khí ẩm (có lẫn hơi nước): CO2, H2, O2, SO2. Khí nào có thể làm khô bằng CaO. A. H2 và O2 B. CO2 và H2 C. O2 và SO2 D. SO2 và CO2. 8) Hòa tan SO3 vào nước thu được dung dịch làm đổi màu quì tím thành: A. xanh B. vàng C. đỏ D. nâu. 9) Biết 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH tạo thành muối axít. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là: A. 0,4M B. 0,5M C. 0,6M D. 0,7M 10) Cho m(g) CuO tác dụng với 125(g) dung dịch H2SO4 19,6%. Khối lượng m tham gia phản ứng là: A. 18 (g) B. 19 (g) C. 20 (g) D. 21 (g) 11) Nung 38 (g) đá vôi (CaCO3), khối lượng vôi sống (CaO) thu được là: A. 30,4 (g) B. 30,5 (g) C. 30,6 (g) D. 30,7 (g) 12) Dẫn 3,5 lít hỗn hợp gồm 2 khí: CO2 và O2 (ở đktc) qua dung dịch nước vôi trong, thấy xuất hiện 15(g) kết tủa. Thể tích khí O2 có trong hỗn hợp là: A. 0,11 lít B. 0,12 lít C. 0,13 lít D. 0,14 lít. II. TỰ LUẬN: (6điểm) Câu 1: (2điểm) Viết PTHH thực hiện những biến đổi hóa học theo sơ đồ sau: Na2SO3 SO2 H2SO3 K2SO3 SO2 Câu 2: (1điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch sau: H2SO4, HNO3, Na2SO4. Viết PTHH xảy ra (nếu có). Câu 3: (3điểm) Trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch NaOH 20%. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng? (1,5đ) Nếu trung hòa dung dịch H2SO4 trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH? (1,5đ) (Cho biết: Cu = 64; Ca = 40; C = 12; Na = 23; H = 1; S = 32; O = 16; K = 39) Bài làm phần tự luận: TRƯỜNG THCS HÀM ĐỨC KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP: 9 MÔN HÓA HỌC Điểm: HỌ & TÊN: LỚP 9 Đề 2 I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D mà em chọn: 1) Dãy chất nào là oxít axít? A. SO2, P2O5, CO. B. SO3, CO2, P2O5 C. CO2, SO2, K2O. D. NO, SO2, P2O5. 2) Dãy chất nào là oxít bazơ? A. CuO, CO, P2O5. B. CuO, SO2, Na2O. C. CuO, MgO, Al2O3. D. CuO, MgO, Fe2O3. 3) Dãy chất tác dụng với dung dịch KOH: A. HCl, SO3, K2O. B. HCl, Na2O, H2SO4. C. HCl, SO3, H2SO4 D. Na2O, SO2, CO2 4) Dãy chất tác dụng với dung dịch HCl: A. MgO, Cu(OH)2, Zn. B. CO2, KOH, Fe2O3 . C. MgO, KOH, P2O5. D. CO2, MgO, SO3 5) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế SO2 bằng cách: A. đốt S trong không khí B. cho Na2SO3 tác dụng với H2SO4 C. đốt quặng pirít sắt (FeS2). D. điện phân muối ăn. 6) Có những khí ẩm (có lẫn hơi nước): CO2, Cl2, O2, SO3. Khí nào có thể làm khô bằng CaO. A. CO2 và Cl2 B. O2 và SO2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và CO2. 7) Phản ứng giữa axít với bazơ gọi là: A. phản ứng trung hòa B. phản ứng phân huỷ C. phản ứng hóa hợp. D. phản ứng oxi hóa – khử 8) Hòa tan K2O vào nước thu được dung dịch làm đổi màu quì tím thành: A. nâu B. vàng C. đỏ D. xanh. 9) Dẫn hỗn hợp gồm 2 khí: CO2 và O2 (ở đktc) qua dung dịch nước vôi trong, thấy xuất hiện 20 (g) kết tủa. Thể tích khí CO2 có trong hỗn hợp là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít. 10) Nung m(g) đá vôi, thu được 19,6 (g) vôi sống. Khối lượng m là: A. 34,5 (g) B. 35 (g) C. 35,5 (g) D. 36 (g) 11) Biết 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100(g) dung dịch NaOH tạo thành muối trung hòa. Nồng độ % của dung dịch NaOH đã dung là: A. 12% B. 13% C. 14% D. 15% 12) Cho m(g) CaO tác dụng với 500ml dung dịch HCl 0,8M. Khối lượng m tham gia phản ứng là: A. 8,2 (g) B. 9,2 (g) C. 10,2 (g) D. 11,2 (g) II. TỰ LUẬN: (6điểm) Câu 1: (2điểm) Viết PTHH thực hiện những biến đổi hóa học theo sơ đồ sau: CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaSO3 SO2 Câu 2: (1điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch sau: HCl, NaCl, K2SO4. Viết PTHH xảy ra (nếu có). Câu 3: (3điểm) Trung hòa 250ml dung dịch KOH 1,6M bằng dung dịch HCl 25%. a) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng. (1,5đ) b) Nếu trung hòa dung dịch KOH trên bằng dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng là 1,14g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4? (1,5đ) (Cho biết: Ca = 40; Na = 23; C = 12; Cl = 35,5; H = 1; S = 32; O = 16; K = 39) Bài làm phần tự luận: ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) ĐỀ 1: ĐỀ 2: Từ câu 1 – 8 mỗi câu chọn đúng 0,25đ 1A; 2D; 3B; 4C; 5D; 6C; 7A; 8C. Từ câu 9 – 12 mỗi câu chọn đúng 0,5đ. 9B; 10C; 11A; 12D. Từ câu 1 – 8 mỗi câu chọn đúng 0,25đ 1B; 2D; 3C; 4A; 5B; 6C; 7A; 8D Từ câu 9 – 12 mỗi câu chọn đúng 0,5đ. 9C; 10B; 11A; 12D. II. TỰ LUẬN: (6 đ) Câu ĐỀ 1: ĐỀ 2: Điểm 1 (1) Na2SO3+H2SO4àK2SO4 + SO2 + H2O (2) SO2 + H2O à H2SO3 (3) H2SO3 + K2O à K2SO3 + H2O (4) K2SO3+2HCl à 2KCl + SO2+ H2O CaCO3 CaO + CO2 CaO + H2O à Ca(OH)2 Ca(OH)2 + H2SO3 à CaSO3 + 2H2O CaSO3 + 2HCl à CaCl2 + SO2 + H2O 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2 - Dùng quì tím nhận biết Na2SO4 (không đổi màu quì tím.) - Dùng dd BaCl2 nhận biết H2SO4 (có kết tủa trắng sữa). PTHH: H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl - Còn lại là dd HCl - Dùng quì tím nhận biết H2SO4 (đổi màu quì tím à đỏ) - Dùng dd BaCl2 nhận biết K2SO4 (có kết tủa trắng sữa). PTHH: K2SO4 +BaCl2àBaSO4+ KCl - Còn lại là dd NaCl 0,25đ 0,25đ 0,5đ 3 a/ PTHH: H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O (1) b/ Số mol H2SO4: 0,1 x 2 = 0,2 (mol) - Theo PTHH (1): Số mol NaOH = 2 x Số mol H2SO4 = 0,2 x 2 = 0,4 (mol) - KL NaOH: 0,4 x 40 = 16(g) - KL dd NaOH: 16 x 100 : 20 = 80 (g) c/ PTHH: H2SO4 + 2KOH à K2SO4 + 2H2O (2) - Theo PTHH (2): Số mol KOH = 2 x Số mol H2SO4 = 0,2 x 2 = 0,4 (mol) - KL KOH: 0,4 x 56 = 22,4 (g) - KL dd KOH: 22,4 x 100 : 5,6 = 400 (g) - V dd KOH: 400 : 1,045 = 382,8 (ml). a/ PTHH: HCl + KOH à KCl + H2O (1) b/ Số mol KOH: 0,25 x 1,6 = 0,4 (mol) - Theo PTHH (1): Số mol HCl = Số mol KOH = 0,4 (mol) - KL HCl: 0,4 x 36,5 = 14,6 (g) - KL dd NaOH: 14,6 x 100:25 =58,4 (g) c/ PTHH: H2SO4 + 2KOH à K2SO4 + 2H2O (2) - Theo PTHH (2): Số mol H2SO4 = 1/2 Số mol KOH = 0,4 x 1/2 = 0,2 (mol) - KL H2SO4: 0,2 x 98 = 19,6 (g) - KL dd H2SO4: 19,6 x 100 : 20 = 98 (g) - V dd H2SO4: 98 : 1,14 = 85,96 (ml) 0,5 đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5 đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1) Dẫn 3,5 lít hỗn hợp gồm 2 khí: CO2 và O2 (ở đktc) qua dung dịch nước vôi trong, thấy xuất hiện 15 (g) kết tủa. Tính thể tích khí O2 có trong hỗn hợp 2) Trung hòa 250ml dung dịch KOH 0,8M bằng dung dịch HCl 25%. a/ Viết PTHH xảy ra. b/ Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng. c/ Nếu trung hòa dung dịch KOH trên bằng dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng là 1,14g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4?
File đính kèm:
- Kt hoa 9 tiet 10(1).doc