Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 2: Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
1.1. Xã hội hoá giáo dục
Giáo dục mang bản chất xã hội, là một trong các chất kết dính cộng đồng, là
động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, sự phát triển của giáo dục không thể tách
rời sự phát triển của cộng đồng nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. Xã hội hóa
giáo dục, theo nghĩa nguyên của từ, là làm cho giáo dục có đầy đủ tính xã hội, giáo
dục liên hệ hữu cơ với xã hội. Trên bình diện này, xã hội hóa giáo dục là sự trả lại bản
chất xã hội cho giáo dục.
Nghị quyết TW4 khóa VII, Nghị quyết TW2 khóa VIII, Luật giáo dục và nhiều
văn bản pháp luật khác đã xác định nội hàm của khái niệm xã hội hóa giáo dục.
Ý nghĩa phổ biến nhất của xã hội hóa giáo dục là tổ chức cho toàn xã hội làm giáo dục:
Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội và sự nghiệp
giáo dục–đào tạo. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với
việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động
giáo dục-đào tạo, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động
và bình đẳng vào các hoạt động đó. Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm
năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các
nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục-đào tạo phát triển nhanh và có chất
lượng cao hơn.
Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy
tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được hưởng thụ thành quả giáo
dục ở mức độ ngày càng cao.
hiệp vụ đội ngũ. công đoàn tham gia xây dựng đội ngũ chủ yếu thông qua phong trào thi đua và hoạt động thực tiễn. b. Yêu cầu: + Bản thân hiệu trưởng phải xứng đáng là "chim đầu đàn" trong tập thể sư phạm; phát huy uy tín cá nhân; vai trò lãnh đạo trong quan hệ công tác, sinh hoạt tập thể và trong quan hệ cá nhân. + Xây dựng tập thể sư phạm được tiến hành đồng bộ với xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. + Hiệu trưởng cần lắng nghe ý kiến công đoàn khi lập kế hoạch xây dựng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ, bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trình độ, bố trí sắp xếp, sử dụng, thuyên chuyển cán bộ công chức (phân công giáo viên dạy lớp, phân công tổ trưởng, khối trưởng), đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. 2.4.2. Thực hiện a. Phối hợp với công đoàn giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất giáo viên, nhân viên (1) Tổ chức sinh hoạt chính trị cho cán bộ công chức mỗi năm một vài lần để phổ biến, học tập các chủ trương, chính sách của Đảng; các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành về quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức. Tuỳ theo tình hình thực tế mà chọn những chuyên đề thích hợp. (2) giáo dục cán bộ công chức thực hiện chế độ, chính sách: Vận động cán bộ, giáo viên quán triệt công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình; tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần ở gia đình, ở khu tập thể. (3) Công tác truyền thông giáo dục phải đa dạng hoá; hướng trọng tâm vào việc xây dựng nhân cách, năng lực người giáo viên; tạo dư luận tập thể nhằm phê phán những việc làm tự do tuỳ tiện, vi phạm quy chế chuyên môn; nâng cao tinh thần phê và tự phê trong tập thể cán bộ công chức; xây dựng lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo. Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 52 (4) Phát hiện và nhân điển hình, gương người tốt, việc tốt thể hiện trong tình thương đối với học sinh, đồng nghiệp, tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, trách nhiệm cao trong các công việc được giao. (5) Nắm tình hình tư tưởng của tập thể, cá nhân để có biện pháp tác động thích hợp, kịp thời, bảo đảm mỗi giáo viên là một cán bộ của Đảng trên mặt trận văn hoá-tư tưởng. Có những biện pháp tác động phù hợp đối tượng (với giáo viên trẻ khác với giáo viên đã có nhiều năm tuổi nghề). Có kế hoạch giúp đỡ và giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho Đảng. Phấn đấu mỗi trường đều có chi bộ độc lập. (6) Tổ chức các hoạt động có tính quần chúng như hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục-thể thao tại đơn vị; tham gia các hội thi, hội thao, hội diễn văn nghệ và các phong trào quần chúng, các công tác xã hội do cấp trên tổ chức. Các hoạt động này vừa có tác dụng giáo dục, vừa chăm lo đời sống tinh thần, vừa có tác dụng xây dựng mối quan hệ gắn bó, hợp tác, bầu không khí tập thể lành mạnh, thương yêu nhau hơn. Các hoạt động quần chúng nổi bật là: + Cuộc vận động “Dân chủ-kỷ cương-tình thương-trách nhiệm" tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, giáo viên tự điều chỉnh mình, động viên và khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật trong công tác, bảo đảm kỷ cương trong các hoạt động giáo dục, cải thiện môi trường sư phạm, hạn chế những tiêu cực. + Phong trào "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" do phù hợp với nguyện vọng của nữ cán bộ, giáo viên nên được hầu hết các chị em trong ngành hưởng ứng. + Cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá. + Các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống ma tuý, cứu trợ thiên tai, ... + Các hội thi cô giáo giỏi, cô giáo thanh lịch, cô giáo tài năng duyên dáng; thi ứng xử tình huống sư phạm. Với các hoạt động quần chúng thì công đoàn chủ trì, hiệu trưởng phối hợp, tạo điều kiện. b. Phối hợp với công đoàn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ: Công việc này phải bắt đầu từ công tác xây dựng kế hoạch nhà trường, phân công giáo viên, tổ chức thi đua. Khi xây dựng kế hoạch trường, thu hút công đoàn vào việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch của trường, đơn vị, cá nhân và biện pháp thực hiện như đăng ký giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, số giờ dự trong một học kỳ, số đồ dùng dạy học làm trong một năm, v.v. Các nội dung phối hợp với công đoàn để nâng cao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ đội ngũ có thể kể ra là: (1) Đẩy mạnh các phong trào thi đua tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên. (2) Phối hợp tổ chức phong trào thi đua "Hai tốt". (3) Thực hiện tốt các quy định chuyên môn (4) Tổ chức tốt các sinh hoạt tổ/khối chuyên môn. (5) Tổ chức tốt hoạt động dự giờ . (6) Tổ chức rút kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm. Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 53 (7) Phối hợp đánh giá, phân loại năng lực cán bộ công chức. (8) Tổ chức các đợt tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với đơn vị bạn để mở rộng hiểu biết. (9) Xây dựng tủ sách chuyên môn, sách tham khảo, thư viện và tổ chức sử dụng . Trong các việc này, có những việc hiệu trưởng chủ trì, công đoàn hỗ trợ, ngược lại có những việc công đoàn chủ trì, hiệu trưởng hỗ trợ. 2.5. Hiệu trưởng với việc xây dựng công đoàn trường học vững mạnh 2.5.1. Những vấn đề chung Muốn phát huy tính sáng tạo, tinh thần chủ động, quyền làm chủ của giáo viên, nhân viên trong công việc nhà trường cần xây dựng công đoàn vững mạnh để làm chỗ dựa tin cậy cho các công đoàn viên trong quá trình sử dụng quyền dân chủ. Bởi vì công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội, là người đại diện tiếng nói tập thể của giáo viên, nhân viên trong công tác quản lý trường học, là người bảo vệ lợi ích của họ. Xây dựng công đoàn là nhiệm vụ nội bộ của công đoàn, có trách nhiệm của chi bộ Đảng, nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường vừa là trách nhiệm của một Đoàn viên công đoàn. Yêu cầu của một công đoàn trường học vững mạnh là công đoàn có những hình thức hoạt động độc lập, mang sắc thái nghề nghiệp, được đông đảo quần chúng thừa nhận, được chính quyền nhà trường khẳng định vị trí, vai trò của nó. 2.5.2. Những việc Hiệu trưởng cần làm a. Nắm vững vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của công đoàn. Đó là một trong những tiền đề để phối hợp có kết quả. b. Thực hiện các quy định phối hợp và quy chế tổ chức và hoạt động của công đoàn trường học trong khả năng thực tế, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoàn thành nhiệm vụ: Cung cấp thông tin cần thiết theo đúng chế độ, nguyên tắc, thể lệ hiện hành. Quan tâm đến các khó khăn trong hoạt động công đoàn. Tạo điều kiện về thời gian cho công đoàn hoạt động để công đoàn thực hiện chức năng, quyền và trách nhiệm của mình. Bảo đảm chế độ lao động cho cán bộ công đoàn theo quy định hiện hành. c. Phối hợp với công đoàn xây dựng "Tủ sách công đoàn" để lưu lại những văn bản cuả Nhà nước, của ngành giáo dục, Tổng liên đoàn,... và những tài liệu về hoạt động công đoàn để cán bộ công đoàn cần thì có đọc. d. Khi điều động cán bộ công đoàn trong ban chấp hành sang công tác khác, hiệu trưởng phải trao đổi và được sự nhất trí của ban chấp hành công đoàn trường; đối với Chủ tịch, phải được sự thoả thuận của công đoàn cấp trên liền cấp. Trường hợp không nhất trí được thì hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn phải báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và Ban thường vụ công đoàn cấp trên xem xét giải quyết. e. Làm việc với Chi bộ, với công đoàn cấp trên khi cần thiết để Chi bộ chỉ đạo công tác cán bộ công đoàn, định hướng lựa chọn cán bộ đáp ứng các yêu cầu công tác. Khi có sự thay đổi cán bộ chủ chốt của công đoàn trường cần bảo đảm việc bàn giao đầy đủ hồ sơ, sổ sách của công đoàn. Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 54 IV. HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC VỚI ĐOÀN / ĐỘI Qua mục này, người học sẽ biết: Vai trò của Đoàn/Đội trường học. Đặc điểm hoạt động của Đoàn/Đội trường học. Quan hệ giữa bộ máy chuyên môn hành chính và Đoàn/Đội. Những khó khăn thường gặp trong công tác Đoàn/Đội. Người học có khả năng làm tốt các việc như: Thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động với Đoàn/Đội. Công tác với giáo viên trợ lý thanh niên (trợ lý thanh niên) hoặc với giáo viên tổng phụ trách (tổng phụ trách) và với tổ chức Đoàn/Đội. Chỉ đạo đội ngũ sư phạm trong quan hệ với Đoàn/Đội. Công tác với chi đoàn giáo viên để nâng cao chất lượng công tác Đoàn/Đội. Nêu lý do cho các khẳng định sau: 1- Hoạt động Đoàn/Đội nếu được tổ chức tốt sẽ: + Thu hút được đông đảo học sinh tham gia. + Không ảnh hưởng đến thời gian học tập. + Có thể nâng cao kết quả học tập. + Góp phần khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học. 2- Điều kiện cơ sở vật chất không thuận lợi của trường như sân bãi nhỏ, thiếu phòng tập, phòng sinh hoạt tiêu chuẩn, lại học 2 ca, v.v; thiếu thiết bị phục vụ cho sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi - giải trí, thể dục - thể thao có ảnh hưởng đến hoạt động Đoàn-Đội nhưng không phải là yếu tố quyết định. 3- Với tình trạng kinh phí hiện nay, vẫn có thể tổ chức tốt hoạt động Đoàn/Đội. 1. Những vấn đề cơ bản về Đoàn trường học 1.1. Vai trò của Đoàn trường học Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, tính tự quản của tập thể học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện là một trong các nội dung chủ yếu của dân chủ hóa trường học, là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, là vấn đề có tính nguyên lý giáo dục. giáo dục học Mác-Lênin chỉ ra rằng, muốn thực hiện mục tiêu giáo dục thì phải thông qua hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh trong thực tiễn để giải quyết tốt hai phép biện chứng: học sinh - môi trường giáo dục; khách thể - chủ thể của học sinh trong tính thống nhất của nó. Yếu tố chủ động, sáng tạo đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa , là tiền đề bảo đảm sự thành công của công tác giáo dục thế hệ trẻ, những người sẽ phải đảm đương sứ mệnh xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giàu đẹp. Các tập thể của học sinh và các hoạt động tập thể là phương tiện quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
File đính kèm:
- Chuong_2.pdf