Bài Giảng Khoa Học Quản Lý Đại Cương

Để đáp ứng nhucầu nghiêncứu vàhọctập cho sinh viên ngành Khoahọc

quản lý, chúng tôi biên soạn Tập bài giảng Khoahọc quản lý đạicương nhằ m

cungcấphệ thống tri thứccơbản, có tính lý luận chungvề quản lý.

Việcnắmvững các nguyên lý quản lý, quy luật quản lý, các phạm trù và các

khái niệmcơbảncủa khoahọc quản lýsẽ giúp cho sinh viên có nhữngcơsở lý

luận và phương pháp luận để nhận thứcmột cách đúng đắn các mônhọc trong khối

kiến thứccơsởcũng như trong khối kiến thức chuyên ngành.

Đây làmột mônhọc có tính khái quát hoá và trừutượng hoá cao, đòihỏi

sinh viên phải được trangbị kiến thứccủa những mônhọccơbản, đặc biệt là môn

Những nguyên lý chungcủa Chủ nghĩaMác - Lênin.

Kếtcấucủatập bài giảng được trình bàybởi các phần và các chương theo

logicsau:

Phần 1:Tổng quanvề Khoahọc quản lý

Chương 1. Quản lý và môi trường quản lý

Chương 2. Quản lývớitư cách làmột khoahọc

Phần 2: Nguyêntắc và phương pháp quản lý

Chương 3: Nguyêntắc quản lý

Chương 4: Phương pháp quản lý

Phần 3: Các chứcnăngcủa quy trình quản lý

Chương 5:Lậpkế hoạch và ra quyết định quản lý

Chương 6: Chứcnăngtổ chức

Chương 7: Chứcnăng lãnh đạo

Chương 8: Chứcnăng kiểm tra

Chương 9:Thông tin trong quản lý

Tiếpcận vànội dungcủatập bài giảng này là cósựkế thừacủa các tác giả

đi trước, nhưngcũng có những khác biệt đángkể. Chúng tôi đãcốgắng đầutư để

chotập bài giảng có chấtlượng và phùhợpvớisinh viên ngành Khoahọc quản lý.

Tuy nhiên, công trình nàycũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôirất

mong đượcsự góp ýcủa các đồng nghiệp vàcủa sinh viên để tiếptục hoàn thiện

với chấtlượng caohơn.

pdf187 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài Giảng Khoa Học Quản Lý Đại Cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trọng là phải có 
được những kiến thức về khoa học quản lý, khoa học tổ chức, khoa học lãnh 
đạo.v.v. 
3.2.5 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích 
- Quản lý là nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, tuy 
nhiên để thực hiện được điều đó và đảm bảo cho tổ chức phát triển lâu dài và bền 
vững thì chủ thể quản lý phải nhận thức được hệ thống lợi ích và quan hệ lợi ích, 
đảm bảo thực hiện chúng một cách hài hoà. 
- Sự hài hoà của hệ thống lợi ích biểu hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích 
vật chất và lợi ích tinh thần; lợi ích kinh tế với lợi chính trị, xã hội, môi trường; lợi 
ích chung - lợi ích riêng; lợi ích toàn cục - lợi ích bộ phận; lợi ích trước mắt - lợi 
ích lâu dài v.v. 
- Sự hài hoà của các quan hệ lợi ích thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lợi 
ích của người quản lý với người bị quản lý; giữa lợi ích của các chủ thể quản lý với 
nhau; giữa lợi ích của các đối tượng quản lý với nhau; giữa lợi ích của tổ chức này 
với lợi ích của các tổ chức khác và với lợi ích xã hội 
- Để thực hiện được nguyên tắc này nhà quản lý phải: 
+ Thực hiện dân chủ trong việc xây dựng các nội quy, quy chế, chính sách 
+ Phải công bằng, công khai và minh bạch trong việc phân bổ các giá trị 
 86
+ Giải quyết các xung đột về vai trò và xung đột về lợi ích một cách khách 
quan 
3.2.6 Nguyên tắc kết hợp các nguồn lực 
- Nguyên tắc kết hợp các nguồn lực thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố 
bên trong của tổ chức với quan hệ bên ngoài của tổ chức. 
- Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản lý muốn mang lại hiệu quả cao nhất cho 
tổ chức thì phải kết hợp tối ưu giữa các nguồn lực bên trong của tổ chức với nguồn lực 
bên ngoài (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực). Bởi vì trong thực tế không có một tổ 
chức nào có thể thực hiện tốt mục tiêu của nó nếu như không “mở cửa” ra bên ngoài. 
- Để thực hiện được nguyên tắc này các nhà quản lý cần phải: 
+ Thiết kế bộ máy tổ chức phù hợp 
+ Sử dụng và bố trí các nguồn lực bên trong một cách hợp lý. Điều chỉnh các 
nguồn lực này khi cần thiết. 
+ Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài 
3.2.7 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 
- Để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức các nhà quản lý biết phải phối 
hợp một cách tối ưu các nguồn lực. Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu qủa giữa người 
quản lý với người quản lý; giữa người quản lý và người bị quản lý; giữa người bị 
quản lý với nhau và giữa nhân lực với các nguồn lực khác. 
- Để thực hiện nguyên tắc này, các nhà quản lý phải: 
+ Phân công công việc, giao quyền một cách phù hợp 
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vật lực, tài lực, tin lực) 
+ Đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực 
+ Đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của công việc 
 87
Dưới góc độ của khoa học quản lý đại cương thì các nguyên tắc quản lý trên 
là những nguyên tắc chung, bắt buộc đối với mọi loại hình và cấp độ của tổ chức 
nhưng việc vận dụng nó là mang tính đặc thù. Tuỳ theo các loại hình quản lý cụ thể 
mà bên cạnh các nguyên tắc quản lý chung còn có những nguyên tắc quản lý riêng 
và đặc thù. 
Từ góc độ quy trình quản lý, có thể chia nguyên tắc quản lý thành các loại 
như: nguyên tắc trong lập kế hoạch và ra quyết định, nguyên tắc tổ chức, nguyên 
tắc trong lãnh đạo và kiểm tra. Đó là những nguyên tắc của các chức năng quản lý 
và chúng sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo. 
Điều đáng lưu ý ở đây là các nguyên tắc quản lý đã được trình bày theo 
logic: 1. Nội dung của nguyên tắc là gì? 2. Bằng cách nào để có nguyên tắc đó? 3. 
Việc thực hiện nguyên tắc đó có ý nghĩa như thế nào? 
Trong thực tiễn quản lý, các nguyên tắc quản lý nêu trên cần phải được áp 
dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh nhất định. 
Chủ đề ôn tập và thảo luận: 
1. Khái niệm nguyên tắc quản lý và đặc trưng chung của nguyên tắc quản lý 
2. Phân tích đặc trưng của các nguyên tắc quản lý cơ bản 
3. Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản lý ở những tổ chức cụ thể 
Tài liệu tham khảo chương 3 
Lê Hồng Lôi: Đạo của quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 
2004, trang 64- 77. 
 88
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 
Chương này gồm các nội dung sau: 
- Tổng quan về phương pháp quản lý 
- Định nghĩa phương pháp quản lý 
- Đặc trưng của các phương pháp quản lý 
- Các phương pháp quản lý 
4.1 Khái niệm phương pháp quản lý 
4.1.1 Định nghĩa Phương pháp quản lý 
Theo nghĩa Hán Việt: “phương” nghĩa là phía; “pháp” nghĩa là phép tắc, 
khuôn phép; Phương pháp là “lề lối, cách thức phải theo để tiến hành công việc 
nhằm đạt được kết quả nhất định tốt nhất”. 
Theo E. M. Heghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức vận động bên 
trong của nội dung”. 
Phương pháp quản lý là một trong những yếu tố của hệ thống quản lý. Nếu 
nguyên tắc quản lý là cơ sở, nền tảng có tính định hướng và bắt buộc chủ thể quản 
lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ thì phương pháp 
quản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của 
hoạt động quản lý. 
Có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp quản lý. Xuất phát từ bản 
chất của quản lý có thể đưa ra định nghĩa về phương pháp quản lý như sau: 
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động của chủ thể 
quản lý tới đối tuợng quản lý trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện 
 89
quản lý phù hợp nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất trong điều kiện môi 
trường nhất định. 
Từ định nghĩa đó, nội hàm của khái niệm phương pháp quản lý bao gồm 
những nhân tố sau: 
1. Lựa chọn công cụ và phương tiện quản lý phù hợp 
Công cụ, phương tiện quản lý bao gồm quyền lực, quyết định quản lý, chính 
sách, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật - công nghệ 
2. Lựa chọn cách thức tác động của chủ thể tới đối tượng quản lý 
Các cách tác động có thể được phân chia thành: Tác động bằng quyền lực 
(chuyên quyền, dân chủ, tự do); Tác động bằng kinh tế - kỹ thuật; Tác động bằng 
tổ chức - hành chính; Tác động bằng chính trị - tư tưởng; Tác động bằng tâm lý - 
xã hội; hoặc cách tác động bằng khoa học hay là tác động bằng nghệ thuật. 
Công cụ, phương tiện và cách thức tác động phù hợp gắn liền với các nhân 
tố: chủ thể, đối tượng, tính chất công việc, mục tiêu của tổ chức và điều kiện hoàn 
cảnh. 
Như vậy, phương pháp quản lý không đồng nhất với bất cứ yếu tố nào của 
hệ thống quản lý mà nó là sự liên kết giữa chủ thể quản lý với các yếu tố khác một 
cách khoa học - nghệ thuật để phát huy tối đa năng lực của các thành viên và phối 
hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất. 
4.1.2 Đặc trưng của phương pháp quản lý 
- Tính linh hoạt và sáng tạo 
Việc chủ thể quản lý lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý và cách thức tác 
động là tuỳ thuộc vào năng lực của chủ thể, đặc điểm của đối tượng quản lý, tính 
chất của công việc, mục tiêu của tổ chức và hoàn cảnh thực tế. Những yếu tố này 
 90
không phải là bất biến, do vậy phương pháp quản lý là mang tính linh hoạt và sáng 
tạo. 
Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý biểu hiện ở chỗ không 
có một phương pháp quản lý nào là tối ưu cho mọi lúc, mọi nơi, bởi vì: Tính đa 
dạng của chủ thể quản lý về năng lực, trình độ, phẩm chất, thói quen; Tính khác 
biệt của đối tượng quản lý thể hiện ở trình độ, năng lực, nhu cầu, lợi ích; Tính 
phong phú của các công cụ, phương tiện; Tính đặc thù của môi trường 
Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý còn được biểu hiện ở 
chỗ nếu như quy luật quản lý và tính quy luật quản lý là mang tính khách quan, 
tính khoa học thì phương pháp quản lý lại mang tính năng động, tính chủ quan và 
tính nghệ thuật của hoạt động quản lý. 
- Tính đa dạng, phong phú 
Hệ thống phương pháp quản lý bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi 
một phương pháp chỉ tối ưu khi nó kết hợp một cách thích ứng với các nhân tố của 
chỉnh thể quản lý. Điều này chứng tỏ phương pháp quản lý là mang tính cụ thể. 
Tuy nhiên việc khẳng định quản lý mang tính tình huống là không có cơ sở khoa 
học. 
Có nhiều cách phân loại về phương pháp quản lý. Tuy nhiên, dưới góc độ 
tổng quát, có thể phân chia hệ thống phương pháp quản lý thành ba nhóm cơ bản: 
- Nhóm 1: căn cứ vào việc sử dụng công cụ quyền lực, có thể phân chia 
thành 03 phương pháp quản lý: phương pháp quản lý chuyên quyền, phương pháp 
quản lý dân chủ và phương pháp quản lý “tự do”. 
- Nhóm 2: căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính vật chất, phương pháp 
quản lý được phân chia thành: phương pháp quản lý bằng kinh tế, phương pháp tổ 
chức - hành chính. 
 91
- Nhóm 3: căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính phi vật chất, phương 
pháp quản lý bao gồm: phương pháp chính trị - tư tưởng (phương pháp tuyên 
truyền giáo dục), phương pháp tâm lý - xã hội. 
Trong quá trình thực hiện công việc quản lý chủ thể quản lý phải nhận thức 
được tính đa dạng và phong phú của hệ thống phương pháp quản lý, và vận dụng 
một cách linh hoạt từng phương pháp cụ thể. 
- Phương pháp quản lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tắc quản lý. 
Phương pháp quản lý có tính linh hoạt và sáng tao, tính đa dạng và phong 
phú nhưng nó phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc quản lý. Điều đó có nghĩa là chủ 
thể quản lý không được sáng tạo một cách tuỳ tiện, thoát ly khỏi những định 
hướng, quy định và quy tắc quản lý. 
Quan hệ giữa phương pháp quản lý và nguyên tắc quản lý là quan hệ giữa 2 
mặt đối lập của một chỉnh thể: nguyên tắc quản lý là mang tính khách quan, ổn 
định, bắt buộc; còn phương pháp quản lý mang tính năng động, linh hoạt và sáng 
tạo, đó là hai mặt tạo nên sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật của hoạt động 
quản lý. 
- Phương pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ 
thuật quản lý. 
Nếu như nguyên tắc quản lý là cơ sở để hình thành phương pháp quản lý thì 
phương pháp quản lý là nền tảng để từ đó xác lập phong cách quản lý và nghệ 
thuật quản lý. 
Nhà quản lý muốn tạo lập cho mình một phong cách quản lý và nghệ thuật 
quản lý thì trước hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp quản

File đính kèm:

  • pdfBai_giang_KHQL_01[1].6.09.pdf