Bài giảng Hóa học 7 - Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

pptx13 trang | Chia sẻ: Thư2022 | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa học 7 - Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các em đến
 mừng với ti
 ào ết h
 h ọc
 C *
* MÔN
 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
 Giáo viên: Mẫn Thị Trang
 Trường: THCS Trung Nghĩa BÀI 1
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP
 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỞ ĐẦU
 Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và 
hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát 
triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học 
tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng 
đã học vào cuộc sống. I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm
hiểu các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên
 và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực 
tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Phương pháp này gồm các bước được mô tả ở sơ đồ sau:
 Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu
 1
 Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh
 Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề
 2 Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra
 dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu.
 Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
 3 Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp
 (thực nghiệm, điều tra, ...) để kiểm tra sự đoán.
 Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán
 4
 Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại bước 2.
 5 Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu Ví dụ: Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt 
 và diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng vật chuyển động.
 Bước 1: Đề xuất vấn đề
 Tìm hiểu xem độ lớn của lực ma sát trượt có phụ thuộc vào diện 
 tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng vật chuyển động hay 
 không. Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
Đi giày đế hẹp dễ bị trượt ngã hơn đi giày đế rộng
Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của 
 vật: diện tích tiếp xúc càng lớn thì lực ma sát càng mạnh. Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
Dùng lực kế đo độ lớn của lực ma sát trượt của cùng một 
vật chuyển động trên mặt bàn với những mặt tiếp xúc có 
diện tích khác nhau. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
 Hình 1.1 Đo lực ma sát trượt của miếng gỗ có diện tích
 tiếp xúc khác nhau.
- Đo lực ma sát trượt của miếng gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước (12 cm x 
6 cmx 3 cm) chuyển động đều trên mặt bàn, trên 2 mặt tiếp xúc khác nhau.
- Kéo lực kế từ từ cho tới khi vật bắt đầu chuyển động (lực kế chỉ một giá 
trị ổn định), thì đọc số chỉ của lực kế. Số chỉ của lực kế là độ lớn của lực 
ma sát trượt. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
 Hình 1.1 Đo lực ma sát trượt của miếng gỗ có diện tích
 tiếp xúc khác nhau.
Kết luận: Thí nghiệm cho thấy khi thay đổi diện tích mặt tiếp xúc thì độ lớn của 
lực ma sát trượt không thay đổi => Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ 
thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
 Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_7_bai_1_phuong_phap_va_ki_nang_hoc_tap_mon.pptx