Bài giảng Este (tiết 12)
Mục tiêu:
1/ Về kiến thức: HS biết khái niệm, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học và phương pháp điều chế este.
2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng suy luận từ cấu tạo đến tính chất.
3/ Về thái độ: Nâng cao hứng thú học tập và tình yêu thiên nhiên cho HS.
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, SGK. ( Máy chiếu, máy vi tính nếu có điều kiện)
Tiết 2: Ngày dạy:..../... / 2009 tại lớp C1: .../... ; ..../... / 2009 tại lớp C2: .../... ..../... / 2009 tại lớp C3: .../... ; ..../... / 2009 tại lớp C4: .../... ..../... / 2009 tại lớp C5: .../... ; ..../... / 2009 tại lớp C6: .../... ..../... / 2009 tại lớp C7: .../... ; ..../... / 2009 tại lớp C8: .../... ..../... / 2009 tại lớp C9: .../... ESTE I. Mục tiêu: 1/ Về kiến thức: HS biết khái niệm, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học và phương pháp điều chế este. 2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng suy luận từ cấu tạo đến tính chất. 3/ Về thái độ: Nâng cao hứng thú học tập và tình yêu thiên nhiên cho HS. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK. ( Máy chiếu, máy vi tính nếu có điều kiện) HS: SGK, đọc trước bài từ nhà . III. Tiến trình bài dạy: 1/ Kiểm tra bài cũ – Vào bài mới: HS lên bảng hoàn thành PTHH: C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O GV nêu phản ứng như trên goi là phản ứng este hoá và CH3COOC2H5 là este. 2/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV phân tích pthh este hoá tổng quát để HS rút ra khái niệm este: R - C – OH + H – O – R’ ® R – C – O – R’+ H2O çç çç O O HS đọc SGK nêu khái niệm este và nêu công thức chung của este đơn chức, este no, đơn chức. HS đọc SGK nêu cách gọi tên este và vận dụng gọi tên 1 số este đơn giản. GV giới thiệu “dầu chuối” là 1 loại este. HS liên hệ đến dầu chuối kết hợp đọc SGK nêu các tính chất vật lí cơ bản của este. GV nhắc lại đặc điểm của liên kết hiđro, hướng dẫn HS giải thích nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của este thấp hơn ancol hoặc axit cacboxylic có cùng M. HS đọc SGK nêu trạng thái tự nhiên của este. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng vào phản ứng este hoá để HS tự phát hiện ra phản ứng thuỷ phân của este trong 2 môi trường axit và bazơ. Gợi ý: ? Nếu thêm 1 lượng nước rất lớn vào phản ứng este hoá thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào? ? Nếu không thêm nước vào phản ứng este hoá mà thay vào đó là dd NaOH thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? HS so sánh phản ứng thuỷ phân ở 2 môi trường axit và bazơ của este về loại phản ứng, sản phẩm phản ứng để khắc sâu kiến thức hơn. GV hướng dẫn HS dựa vào đặc điểm cấu tạo của este để nêu lên tính chất riêng của gốc hiđrocacbon. GV nhấn mạnh ứng dụng của phản ứng trùng hợp vinyl axetat tạo ra tơ axetat. HS sử dụng SGK để nêu cách điều chế este và viết các PTHH minh hoạ. HS đọc SGK tr 6 và liên hệ thực tế nêu các ứng dụng của este. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã nêu lên trong bài học về khái niệm, phân loại và tính chất cũng như phương pháp điều chế este . HS làm bài tập 1- SGK tr 7 để củng cố kiến thức. I/ Khái niệm, danh pháp 1. Khái niệm: Khi thay thế nhóm OH ở nhóm – COOH của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. 2. Công thức chung: Este đơn chức: R – COO – R’ Este no, đơn chức: CnH2nO2 (n ³ 2) 3. Danh pháp: Tên gốc R’ + Tên gốc axit RCOO + at Thí dụ: CH3COOC2H5: Etyl axetat. II/ Tính chất vật lí: - Este có mùi thơm đặc trưng, hầu như không tan trong nước. - Este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của este thấp hơn ancol hoặc axit cacboxylic có cùng phân tử khối. - Este có trong một số loại hoa và quả chín trong tự nhiên. III/ Tính chất hoá học: 1. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit: RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH 2 Phản ứng thuỷ phân trong môi trường bazơ: RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH (Phản ứng xà phòng hoá) 3. Phản ứng riêng của gốc hiđrocabon R hoặc R’: CH2= CH– OOC – CH3 + H2 CH3– CH2– OOC – CH3 n CH2= CH– OOC – CH3 (Vinyl axetat) ( CH2– CH )n ½ OOC – CH3 IV/ Điều chế: - Dùng phản ứng este hoá: RCOOH + R’OHRCOOR’ + H2O - Riêng vinyl axetat: CH3COOH + CH º CH CH3COOCH = CH2 V/ øng dụng: - Làm dung môi, nguyên liệu sản xuất chất dẻo, làm chất tạo hương, * Bài tập củng cố: Bài 1(SGK -7): a) S ; b) S ; c) Đ ; d) Đ ; e) S. 3/ Dặn dò: HS về nhà làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK, đọc trước bài Lipit. Bài 2(SGK -7): C Bài 3(SGK -7): C Bài 4(SGK -7): A , Dựa vào pt xà phòng hoá ta có MZ = 46 g/mol nên Z là C2H5OH, Y là CH3COONa Bài 5(SGK -7): Xem phần lí thuyết. Bài 6(SGK -7): CTPT của X: C3H6O2 ; CTCT của X: CH3COOCH3 ; Z = CH3COONa, mZ = 8,2g.
File đính kèm:
- tiet 2 12cb.doc