Bài giảng Crom-Sắt-đồng (tiết 1)

1. crom

Kí hiệu: Cr; Số thứ tự 24; Nguyên tử khối: 51,996

Cấu hình electron của nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1

a.Tính chất vật lí

Crom là kim loại trắng xám, nặng (d =7,2) và bề ngoài trông giống thép. Nhiệt độ nóng chảy của crom là 1875 0C và sôi ở 2570 0C. Khi tạo hợp kim với sắt, crom làm cho thép cứng và chịu nhiệt hơn. Thép không gỉ crom - niken chứa khoảng 15% crom.

b. Tính chất hóa học

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Crom-Sắt-đồng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tính chất hóa học
Sắt có độ hoạt động hóa học loại trung bình.
+ Sắt tác dụng với phi kim: Khi đun nóng trong không khí khô 150 - 2000C, sắt bị oxi hóa tạo màng mỏng ngăn sự oxi hóa sâu hơn. Tuy nhiên, trong không khí ẩm, sắt bị gỉ dễ dàng theo phương trình tổng quát:
	4Fe + 3O2 + nH2O đ2Fe2O3 .nH2O
Đốt cháy sắt trong oxi: 3Fe + 2O2 đFe3O4. Sắt tác dụng với các phi kim khác như clo, lưu huỳnh khi đun nóng.
+ Sắt tác dụng với axit: Fe + 2HCl đFeCl2 + H2
Sắt bị thụ động hóa trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
+ Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động.
	Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu
+ Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao, đây là phản ứng đã tìm ra thành phần hóa học của nước.
c. Hợp chất của sắt
	Hợp chất sắt II: FeO, Fe(OH) 2, muối sắt II. Tính chất bazơ của oxit và hiđroxit và tính khử.
	Hợp chất sắt III: Fe2O3, Fe(OH)3, các muối sắt III. Oxit và hiđroxit có tính bazơ. Hợp chất sắt III có tính oxi hóa.
d. Hợp kim của sắt: Gang, thép. Ngành sản xuất gang, thép gọi là luyện kim đen.
e. Các loại quặng sắt: manhetit: Fe3O4, hematit: Fe2O3, xiđerit: FeCO3.
3. Đồng
Kí hiệu: Cu; Số thứ tự: 29; Nguyên tử khối: 63,546
Cấu hình electron của nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s1
a.Tính chất vật lí
	Đồng là kim loại màu đỏ, nặng (d = 8,96), nóng chảy ở 10830C và sôi ở 28770C. Đồng tinh khiết tương đối mềm dễ dát mỏng, kéo sợi. Đồng có độ dẫn điện, dẫn nhiệt rất cao, chỉ thua bạc. Độ dẫn điện giảm nhanh khi đồng có lẫn tạp chất.
b. Tính chất hóa học
	Đồng là kim loại kém hoạt động hóa học. Đồng có thể tác dụng với các phi kim như clo, brom, oxi khi đun nóng.
	Cu + Cl2 đ CuCl2
	Đồng không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Tuy nhiên khi có mặt khí oxi, xảy ra phản ứng:
	2Cu + O2 + 4HCl đ 2CuCl2 + 2H2O
c. Hợp chất của đồng
Đồng có các số oxi hóa +1 và +2, trong đó hợp chất đồng II bền hơn.
	+ CuO là chất bột màu đen, không tan trong nước. CuO là một oxit bazơ.
	CuO + 2HCl đ CuCl2 + H2O
	+ Cu(OH)2 là một chất kết tủa màu xanh nhạt. Cu(OH)2 là một bazơ.
	Cu(OH)2 + 2HCl đ CuCl2 + 2H2O
t0
Khi đun nóng, ngay trong dung dịch, Cu(OH)2 bị phân hủy tạo ra CuO.
Cu(OH)2 CuO + H2O
Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm gọi là nước Svâyde:
	Cu(OH)2 + 4NH3 đ Cu(NH3)4(OH)2
Nước Svâyde hòa tan được xenlulozơ, khi thêm nước hoặc axit, xenlulozơ trở lại dạng rắn, dùng làm tơ sợi nhân tạo.
+ Muối đồng II ở dạng hiđrat và tan trong nước đều có màu xanh
d. Hợp kim của đồng:
	Đồng thau: Cu, Zn (10 -50%) bền và dẻo dùng trong chế tạo máy.
	Đồng thiếc: Cu, Sn (3 - 20%) ít bị ăn mòn, cứng hơn đồng, dễ đúc, dùng trong công nghiệp chế tạo máy
Contantan: Cu, Ni (40%) có điện trở cao, làm dây điện trở.
B. đề bài
521. Lí do nào sau đây là đúng khi đặt tên nguyên tố crom?
	A. Hầu hết các hợp chất của crom đều có màu.
	B. Tên địa phương nơi phát minh ra crom.
	C. Tên của người có công tìm ra crom.
	D. Một lí do khác.
522. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối, m có giá trị là:
A. 31,45g.	B. 33,25g.	
C. 3,99g.	D. 35,58g.
523. Hòa tan hoàn toàn 17,4g hỗn hợp ba kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 8,7g hỗn hợp tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Vậy nếu cho 34,8g hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3nóng, dư thì thu được V lít khí NO2. Thể tích khí NO2 (ở đktc) thu được là:
A. 26,88 lít	B. 53,70 lít 	C. 13,44 lít 	D. 44,8 lít 	
524. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m(g) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:
 	A. 2,24(g) 	 	B. 4,08(g) 	 
C. 10,2(g)	D. 0,224(g)	
525. Hoà tan 4,59g Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp là:
	A. .	B. . C. .	 D. .
526. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp A ở đktc là:
A. 1,369 lít.	B. 2,737 lít.	
C. 2,224 lít.	D. 3,3737lít.
527. Trộn 0,54 g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít.	B. 0,672 lít và 0,224 lít.
C. 2,24 lít và 6,72 lít.	D. 6,72 lít và 2,24 lít.
528. Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch AgNO3	
C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch quỳ tím.
529. Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp như nhau. Xác định M là kim loại :
	A. Zn.	B. Fe.
	C. Mg.	D. Ni.
530. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3 là:
	A. BCl3	B. CrCl3
	C. FeCl3	D. Không xác định.
531. Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để đánh trong nước?
	A. K2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.	B. Na2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.
	C. (NH4)2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. 	D. Li2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.
532. Có năm ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và AlCl3. Chọn một trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên:
	A. NaOH.	B. Quỳ tím.
	C. BaCl2.	D. AgNO3.
533. Một ống nghiệm chứa khoảng 1ml dung dịch Cu(NO3)2. Thêm từ từ dung dịch amoniac vào ống nghiệm cho đến dư. Các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
	A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.
	B Khối lượng kết tủa tăng dần, đến cực đại.
	C. Kết tủa bị hoà tan tạo ra dung dịch màu xanh thẫm.
	D. A, B, C đúng.
534. Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và 1,92 gam chất rắn C.Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7 gam chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Số phản ứng hoá học đã xảy ra trong thí nghiệm trên là:
	A. 4.	B. 5.
	C. 6.	D. 7.
535. Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây?
	A. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.
	B. Thép dẻo và bền hơn gang.
	C. Gang giòn và cứng hơn thép.
	D. A, B, C đúng.
536. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau:
	A. Mg	B. Fe
	C. Ca	D. Al
537. Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570oC thì tạo ra sản phẩm:
	A. FeO và H2.	B. Fe2O3 và H2.
	C. Fe3O4 và H2.	D. Fe(OH)2 và H2.
538. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau:
	Cu	+ HNO3 đặc đ khí X
	MnO2 + HClđặc đ khí Y
	Na2CO3 + FeCl3 + H2O đ khí Z
Công thức phân tử của các khí X, Y, Z lần lượt là:
	A. NO, Cl2, CO2.	B. NO2, Cl2, CO2.
	C. NO2, Cl2, CO.	D. N2, Cl2, CO2.
539. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58 gam KMnO4 trong môi trường axit H2SO4. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeSO4 và Fe2(SO4)3 ban đầu lần lượt là:
	A. 76% và 24%.	B. 67% và 33%.
	C. 24% và 76%.	D. 33% và 67%.
540. Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một bản đồng mỏng vào cốc. Quan sát bằng mắt thường ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch dần chuyển sang màu xanh. Bản đồng có thể bị đứt chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
	A. Đồng có tác dụng với axit HCl, nhưng chậm đến mức mắt thường không nhìn thấy.
	B. Đồng tác dụng với axit HCl hay H2SO4 loãng khi có mặt khí oxi.
	C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.
	D. Một nguyên nhân khác.
541. Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svâyde, dùng để hoà tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo?
	A. CuCl2.	B. Cu(NH3)4(OH)2.
	C. Cu(NO3)2.	D. CuSO4.
542. Hợp kim nào sau đây không phải là của đồng?
	A. Đồng thau.	B. Đồng thiếc.
	C. Contantan.	D. Electron.
543. Bỏ một ít tinh thể K2Cr2O7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, thêm khoảng 1ml nước cất. Lắc ống nghiệm cho tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:
	A. Màu đỏ da cam và màu vàng chanh.
B. Màu vàng chanh và màu đỏ da cam.
	C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh.
	D. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ.
544. Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử a gam oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí cacbonic(đktc). Công thức hoá học của loại oxit sắt nói trên là:
	A. Fe2O3.	 B. Fe3O4	C. FeO
 Phân xưởng luyện gang từ quặng sắt Luyện, cán thép Gia sàng
545. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của quặng?
A. Xiđerit FeCO3.	B. Manhetit Fe3O4.
C. Hematit Fe2O3.	D. Pirit FeS2.
546. Chất lỏng Boocđo (là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng h

File đính kèm:

  • doccrom-sat-dong.doc