Bài giảng Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ chuẩn độ dung dịch (tiếp theo)

Kiến thức

Hiểu được :

 Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và một số anion trong dung dịch.

 Cách tiến hành nhận biết một số cation (Ba2+, Cu2+, Al3+, Cr3+, Ni2+, Fe2+, Fe3+, Na+, ) một số anion ( riêng biệt và trong hỗn hợp đơn giản (cho trước) trong dung dịch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ chuẩn độ dung dịch (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
I. Giới thiệu chuẩn kiến thức và kỹ năng
Chủ đề
Mức độ cần đạt
1. Phân biệt một số ion trong dung dịch
Kiến thức
Hiểu được :
- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và một số anion trong dung dịch.
- Cách tiến hành nhận biết một số cation (Ba2+, Cu2+, Al3+, Cr3+, Ni2+, Fe2+, Fe3+, Na+, ) một số anion ( riêng biệt và trong hỗn hợp đơn giản (cho trước) trong dung dịch.
Kĩ năng 
- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Phân biệt một số cation và một số anion bằng phương pháp hoá học :
+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.
+ Trình bày sơ đồ nhận biết.
2. Phân biệt một số chất khí
Kiến thức
Hiểu được :
- Các phản ứng đặc trưng dùng để phân biệt một số chất khí (CO2, SO2, Cl2, NO, NO2, NH3, H2S,...).
- Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt trên.
Kĩ năng
- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Phân biệt một số chất khí bằng phương pháp hoá học :
+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.
+ Trình bày sơ đồ nhận biết.
3. Chuẩn độ dung dịch
Kiến thức
Hiểu được :
- Nguyên tắc chuẩn độ axit mạnh và bazơ mạnh (chuẩn độ HCl bằng dung dịch NaOH).
- Nguyên tắc chuẩn độ các chất oxi hoá - khử (chuẩn độ Fe2+ bằng dung dịch KMnO4). 
- Cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ, tính toán để xác định được nồng độ của dung dịch.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Xác định nồng độ dung dịch chưa biết bằng phương pháp chuẩn độ :
+ Xác định phương pháp thích hợp.
+ Xác định điểm tương đương.
+ Tính toán nồng độ theo các số liệu thu được.
II. Câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
C1. Phân biệt ion
1. Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây đề phân biệt các lọ dung dịch trên?
A. HCl.	B. Quì tím.	
C. NaOH.	D. H2SO4.
2. Chỉ dùng duy nhất một dung dịch nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO mà khối lượng Al không thay đổi?
A. H2SO4 đặc nóng	B. H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc nguội.	D. NaOH.
3. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là
A. dung dịch HCl.	B. dd HNO3 đặc, nguội.
C. H2O	D. dd KOH	
4. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch 
A. BaCl2.	B. NH3.	
C. NaOH.	D. HCl.
5. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3, để nhận biết 4 chất lỏng trên, ta có thể dùng 
A. dd HCl.	B. dd BaCl2.	
C. dd HNO3.	D. CO2 và H2O.
6. Để nhận biết 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là
A. axit clo hiđric.	B. quì tím.	
C. kali hiđroxit.	D. bari clorua.
7. Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dd HCl, HNO3 , KCl, KNO3. Dùng 2 hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dd trên? 
A. Giấy tẩm quì màu tím và dd Ba(OH)2.	
B. Dung dịch AgNO3 và dd phenolphthalein.
C. Dung dịch Ba(OH)2 và dd AgNO3.	
D. Giấy tẩm quì màu tím và dung dịch AgNO3.
8. Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO3- trong dd chứa các ion: NH4+, Fe3+, NO3- ta nên dùng thuốc thử là
A. dd AgNO3.	B. dd NaOH.
C. dd BaCl2.	D. Cu và vài giọt dd H2SO4đặc, đun nóng.
9. Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch
A. AgNO3.	B. HCl.	
C. H2SO4 đặc nguội.	D. FeCl3
10. Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt: Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là
A. dd NaOH.	B. H2O.	
C. dd FeCl2.	D. dd HCl.
11. Cho các dd: AgNO3, HNO3 đặc nguội, HCl, H2SO4 loãng. Để phân biệt 2 kim loại Al và Ag cần phải dùng 
A. chỉ một trong 4 dung dịch.	B. cả 3 dung dịch.
C. cả 4 dung dịch.	D. chỉ 2 trong 4 dung dịch.
12. Dung dịch X có chứa các ion: NH4+, Fe2+, Fe3+, NO3-. Một học sinh dùng các hoá chất dd NaOH, dd H2SO4, Cu để chứng minh sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là
A. Dung dịch kiềm, giấy quỳ 
B. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, vì Fe2+ và Fe3+ khi tác dụng với kiềm tạo kết tủa có màu sắc khác nhau.
C. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, tùy thuộc vào trật tự tiến hành các thí nghiệm. 
D. Học sinh đó không chứng minh được sự tồn tại của Fe2+ và Fe3+ vì chúng đều tạo kết tủa với kiềm.
13. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 là
A. NaAlO2.	B. Na2CO3.	
C. NaCl.	D. NaOH.
14. Chỉ dùng một dd làm thuốc thử để nhận biết các dung dịch muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	
C. BaCl2.	D. AgNO3.
15. Chỉ dùng Na2CO3 có thể phân biệt được mỗi dung dịch trong dãy dd nào sau đây?
A. CaCl2, Fe(NO3)2, MgSO4.	B. Ca(NO3)2, MgCl2, AlCl3.
C. KNO3, MgCl2, BaCl2.	D. NaCl, MgCl2, Fe(NO3)3.
16. Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp bột Ag-Fe, người ta dùng dư hoá chất nào sau đây?
A. AgNO3.	B. FeCl3.	
C. CuSO4.	D. HNO3 đặc nguội.
17. Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
A. Ba(OH)2.	B. NaOH.	
C. AgNO3.	D. BaCl2.
18. Có ba dung dịch kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dung dịch trên đơn giản nhất là
A. dd BaCl2.	B. dd HCl.	
C. giấy qùi tím.	D. dd H2SO4.
19. Để loại được H2SO4 có lẫn trong dung dịch HNO3, ta dùng
A. dd Ba(NO3)2 vừa đủ.	B. dd Ba(OH)2.
C. dd Ca(OH)2 vừa đủ.	D. dd AgNO3 vừa đủ.
20. Chỉ dùng H2O có thể phân biệt được các chất trong dãy 
A. Na, Ba, (NH4)2SO4, NH4Cl.	B. Na, K, NH4NO3, NH4Cl.
C. Na, K, (NH4)2SO4, NH4Cl.	D. Na, Ba, NH4NO3, NH4Cl.
21. Để làm sạch quặng boxit thường có lẫn Fe2O3, SiO2 dùng cho sản xuất Al người ta dùng chất nào trong số các chất sau đây là tốt nhất? 
A. dung dịch NaOH đặc nóng và HCl.	
B. dung dịch NaOH loãng và CO2.
C. dung dịch NaOH loãng và dd HCl.	
D. dung dịch NaOH đặc nóng và CO2. 
22. Cho các năm dung dịch: FeCl3; FeCl2; AgNO3; NH3; và hỗn hợp NaNO3 và KHSO4. Số dung dịch không hoà tan được đồng kim loại là 
A. 4.	B. 3.	
C. 2.	D. 1.
23. Đốt cháy Fe trong clo dư thu được chất X; nung sắt với lưu huỳnh thu được chất Y. Để xác định thành phần cấu tạo và hóa trị các nguyên tố trong X, Y có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd AgNO3.	B. dd HCl, NaOH và O2.
C. dd HNO3 và dd Ba(OH)2.	D. dd H2SO4 và dd BaCl2.
24. Để nhận biết 4 dung dịch: Na2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 (đều có nồng độ khoảng 0,1M) bị mất nhãn, chỉ cần dùng một chất duy nhất là
A. Phenolphthalein.	B. axit sunfuric.
C. chì clorua.	D. bari hiđroxit.
25. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là
A. dd HCl.	B. H2O.	
C. dd HNO3 đặc, nguội.	D. dd KOH.
26. Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là
A. dd BaCl2.	B. dd NaOH.	
C. dd CH3COOAg.	D. qùi tím
27. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 thì chọn 
A. Zn.	B. Na2CO3.	
C. quỳ tím.	D. BaCO3.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
C
D
C
A
B
D
D
A
A
A
C
D
B
D
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
B
A
C
A
A
A
C
B
B
D
B
D
C2. Phân biệt các chất khí
1. Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
A. quì tím ẩm.	B. dung dịch HCl.	
C. dd Ca(OH)2	.	D. dung dịch BaCl2.
2. Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hóa đen. Kết luận sai là
A. khí (1) là O2; X là muối CuSO4.	
B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl2.
C. khí (1) là O2; khí còn lại là N2.	
D. X là muối Pb(NO3)2; khí (2) là Cl2.
3. Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N2, O2, Cl2, CO2 là: (1) dùng mẩu giấy quì tím ướt; (2) mẩu bông tẩm nước; (3) mẩu bông tẩm dd HCl đặc; (4) mẩu Cu(OH)2; (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là
A. (1); (3); (5).	B. (1); (4); (5).
C. (1); (3).	D. (1); (2); (3).
4. Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng
A. Ca(OH)2.	B. CuSO4 khan.	
C. P2O5.	D. CaO.
5. Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua: (1) dd bạc nitrat; (2) dd NaOH; (3) nước cất có vài giọt quì tím; (4) nước vôi trong. Phương pháp đúng là
A. chỉ (1).	B. (1); (2); (3); (4).	
C. (1); (3).	D. (1), (2), (3).
6. Để làm khô khí amoniac người ta dùng hóa chất là
A. vôi sống.	B. axit sunfuric đặc.	
C. đồng sunfat khan.	D. P2O5.
7. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. H2O.	B. dd Ba(OH)2.	
C. dd Br2.	D. dd NaOH.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
A
B
C
C
C
A
C

File đính kèm:

  • docTu hoc 12-8.doc
Giáo án liên quan