Bài giảng Chương 2: Kim loại (tiết 14)
Chương 2 có thời lượng là 11 tiết, gồm 7 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập và 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra ; 7 tiết lí thuyết được chia làm 7 bài học.
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Học sinh biết :
- Phát biểu tính chất của kim loại nói chung, tính chất của Al, Fe, viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.
- Thế nào là gang, thép và quy trình sản xuất gang, thép.
tập trong sgk 1. Chỉ có dãy C) gồm các kim loại Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần. 2. Dùng kim loại Zn vì có phản ứng : Zn(r) + CuSO4(dd) ZnSO4(dd) + Cu(r) Nếu dùng Zn dư, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và ta thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết. 3. Viết các PTHH : a) Có thể có nhiều cách khác nhau, thí dụ : - Cu + dung dịch muối sunfat của kim loại kém hoạt động hơn. - Cu CuO CuSO4 b) Cách đơn giản nhất là cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với dung dịch BaCl2, ta thu được MgCl2. 4. Hiện tượng xảy ra : a) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần : CuCl2(dd) + Zn(r) ZnCl2(dd) + Cu(r). b) Nêu hiện tượng, viết PTHH như trong bài học. c) Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng. d) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần. 2Al(r) + 3CuCl2(dd) 2AlCl3 + 3Cu(r) xanh đỏ 5. Chỉ có Zn phản ứng với dung dịch axit, đồng không phản ứng. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (k) 65 g 22,4 l x g 2,24 l Số gam kẽm trong hỗn hợp là : x = 6,5 g Khối lượng đồng còn lại là : 10,5 - 6,5 = 4 (g) Bài 18 (1 tiết) Nhôm A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức HS biết được : - Tính chất vật lí của kim loại nhôm : nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hoá học của nhôm : Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn). Ngoài ra nhôm còn có phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro. 2. Kĩ năng - Biết dự đoán tính chất hoá học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán : Đốt bột nhôm, tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, tác dụng với dung dịch CuCl2. - Dự đoán nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của nhôm (trừ phản ứng với kiềm). B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học Thí nghiệm 1 : Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn, diêm. Thí nghiệm 2 : Dây nhôm và ống nghiệm đựng dd CuCl2. Thí nghiệm 4 : Dây nhôm và ống nghiệm đựng dd NaOH đặc. Tranh : Sơ đồ điện phân nhôm oxit nóng chảy. Phiếu giao việc, bản trong, đèn chiếu, bảng phụ (nếu có). C. Tổ chức dạy học GV nêu mục tiêu bài học : Các em đã biết tính chất của kim loại. Hãy tìm hiểu tính chất của một kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, đó là nhôm. Nhôm có tính chất vật lí và hoá học nào ? Các em hãy dự đoán và nêu những tính chất em đã biết về nhôm. I - Tính chất vật lí - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về những tính chất vật lí mà HS đã biết. Thí dụ : Nêu một số tính chất vật lí của nhôm mà em đã biết. Tại sao em biết được điều đó ? - GV thông báo thêm một số thông tin như : Khối lượng riêng, độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. Cuối cùng, GV yêu cầu HS tóm tắt lại tính chất vật lí của nhôm. II - Tính chất hoá học 1. Nhôm có những tính chất của kim loại hay không ? GV yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của nhôm căn cứ vào tính chất hoá học của kim loại và vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học. GV nêu vấn đề : Muốn kiểm tra dự đoán về tính chất hoá học của nhôm có đúng hay không, ta làm thế nào ? Câu trả lời đúng là : Làm các thí nghiệm để kiểm tra tính chất hoá học của nhôm. a) Phản ứng của nhôm với phi kim Phản ứng của nhôm với oxi trong không khí như thế nào ? Thí nghiệm : GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn đốt bột nhôm trong không khí hoặc yêu cầu một HS lên làm thí nghiệm trước lớp. Chú ý để lên bục cao để HS quan sát được. HS theo dõi, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về phản ứng của nhôm với oxi trong không khí và viết PTHH. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Hiện tượng : Nhôm cháy sáng, chất tạo thành là bột màu trắng. GV nêu vấn đề : Vậy ở điều kiện thường, nhôm có phản ứng với oxi không khí không ? HS thảo luận để rút ra câu trả lời đúng. Phản ứng với phi kim khác như thế nào ? GV đặt câu hỏi : Nhôm có phản ứng với phi kim khác không ? HS đọc thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi. Nhôm phản ứng với nhiều phi kim khác như clo, lưu huỳnh và yêu cầu HS viết các PTHH. HS : nhận xét về phản ứng của nhôm với phi kim. HS thảo luận để rút ra kết luận về phản ứng của nhôm với phi kim. b) Phản ứng của nhôm với dung dịch axit - Thí nghiệm : GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra nhận xét. HS : Thực hiện thí nghiệm Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Nêu hiện tượng : có bọt khí không màu thoát ra, nhôm tan dần. Giải thích : Do Al phản ứng với H2SO4 loãng giải phóng khí H2, tạo thành dung dịch Al2(SO4)3. - GV thông báo : Ngoài dd H2SO4 loãng, nhôm còn phản ứng với axit HCl và một số dd axit khác ; Nhôm không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội, HNO3 đặc, nguội. HS nhận xét về phản ứng của nhôm với dung dịch axit. c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và rút ra nhận xét. HS : Làm thí nghiệm Al tác dụng với dung dịch CuCl2. Hiện tượng : Có chất rắn màu đỏ bám vào bên ngoài dây nhôm, màu xanh của dung dịch CuCl2 nhạt dần, nhôm tan dần. HS : Nhôm còn phản ứng được với một số dung dịch muối khác, thí dụ AgNO3... Rút ra kết luận về tác dụng của nhôm với dung dịch muối. HS : Kết quả kiểm tra dự đoán bằng các thí nghiệm đã chứng tỏ : Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung. 2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác ? GV nêu câu hỏi : Liệu nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không ? HS sẽ trả lời theo 3 hướng : thứ nhất nhôm không phản ứng với dung dịch kiềm vì bazơ không tác dụng với kim loại. Hướng thứ hai : Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm nhưng không giải thích được. Hướng thứ ba : Trả lời không biết. GV nêu vấn đề : Vậy làm thế nào biết được câu trả lời nào là đúng ? Chúng ta hãy tiến hành nghiên cứu thí nghiệm Al tác dụng với dung dịch NaOH. Nhóm HS : Tiến hành thí nghiệm. Nêu đúng hiện tượng xảy ra : Bọt khí không màu thoát ra, nhôm tan dần. Giải thích : Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro. Kết luận : Vậy nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm. Chú ý : Để xác định khí tạo thành, ta cắm ống vuốt nhọn qua nút cao su vào ống nghiệm và châm diêm ở đầu ống. Khí sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh êm dịu. Nếu dùng tấm kính để lên phía trên ngọn lửa, kính sẽ mờ đi do hơi nước nên có thể kết luận khí đó là khí hiđro. (Chờ cho khí thoát ra một lúc rồi mới đốt vì khí H2 còn có lẫn oxi không khí, khi cháy dễ gây nổ). Kết luận chung : GV yêu cầu HS kết luận về tính chất hoá học của nhôm. III - ứng dụng GV yêu cầu HS kể một số ứng dụng của nhôm trong đời sống, sản xuất. GV chốt lại kiến thức cần nhớ. IV - Sản xuất nhôm GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. Thí dụ : Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì ? ở nước ta, quặng boxit có ở đâu ? Quặng boxit đã được phát hiện ở nhiều nơi trên đất nước ta. Riêng ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn trữ lượng khoảng 30 triệu tấn. ở Tây Nguyên, boxit tập trung thành mỏ lớn, tổng trữ lượng hàng tỉ tấn. Tuy nhiên nước ta chưa khai thác và sản xuất được nhôm do nhiều nguyên nhân. - Phương pháp nào được dùng để sản xuất nhôm ? Có thể dùng CO, C, để khử được không ? - Viết PTHH và ghi rõ điều kiện phản ứng. HS nêu quá trình sản xuất nhôm dựa vào sơ đồ điện phân nhôm oxit nóng chảy. GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ. - Tính chất vật lí của nhôm. - Tính chất hoá học của nhôm. - Nhôm có ứng dụng và được sản xuất như thế nào ? Cuối cùng GV chốt lại như nội dung trong SGK. D. Hướng dẫn giải bài tập trong SGK 5. = 102 + 120 + 36 = 258 %Al = 20,93% 6.* PTHH : Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (1) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (2) Al tác dụng hết với dung dịch NaOH, còn Mg không phản ứng nên khối lượng Mg là 0,6 g. - Theo phương trình (1) ta tính được thể tích khí H2 là : 0,56 (lít). - Suy ra thể tích khí H2 giải phóng do phản ứng của Al với axit là : 1,008 (lít). - Dựa vào phương trình (2) tính được khối lượng Al là : 0,81 (g). - Thành phần % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp A là : - Thành phần % theo khối lượng của Mg là : 100 - 57,45 = 42,55%. Bài 19 (1 tiết) Sắt A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức HS nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt ; Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất. 2. Kĩ năng - Biết dự đoán tính chất hoá học của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học. - Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt. Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của sắt : tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn sắt. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Dây sắt quấn hình lò xo. - Bình đựng khí clo. - Đèn cồn, kẹp gỗ. C. Tổ chức dạy học Mở bài : GV nêu mục tiêu của bài như SGK. I - Tính chất vật lí GV nêu câu hỏi : Hãy suy đoán tính chất vật lí của sắt từ tính chất vật lí của kim loại và những điều em đã biết. HS : Nhóm học sinh thảo luận, đại diện nhóm phát biểu (như SGK). II - Tính chất hoá học GV đặt vấn đề : Từ tính chất hoá học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học, hãy suy đoán sắt có tính chất hoá học nào ? Hãy kiểm tra dự đoán đó. HS : Nêu dự đoán và kiểm tra từng tính chất cụ thể. 1. Tác dụng với phi kim Hoạt động của GV : - Đặt câu hỏi : Từ lớp 8 ta đã biết phản ứng của sắt với phi kim nào ? Mô tả hiện tượng, viết PTHH. - Sắt tác dụng với phi kim khác như thế nào ? - Biểu diễn thí nghiệm : đốt sắt trong khí clo, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH. - Hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động của HS để thực hiện mục tiêu. Hoạt động của HS : - Nêu hiện tượng, viết PTHH của sắt tác dụng với oxi. - Nghiên cứu thí nghiệm : sắt tác dụng với khí clo. Vấn đề đặt ra là : sản phẩm tạo thành là hay ? - Hiện tượng : Sắt cháy trong khí clo tạo khói màu nâu đỏ. HS so sánh sản phẩm với rắn trong phòng thí nghiệm, rút ra sản phẩm
File đính kèm:
- hoa3.doc