Bài giảng Chương 1: Este - Lipit (tiết 10)

- Nắm vững công thức cấu tạo của este (phần gốc, phần chức) tính chất của este.

- Hiểu các khái niệm lipit, chất béo, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp.

- Biết rõ các ứng dụng của este, chất béo, chất giặt rửa

- Hiểu rõ mối liên hệ giữa hiđrocacbon và các dẫn xuất của hiđrocacbon.

A. Este

 

doc47 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 1: Este - Lipit (tiết 10), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 1 – x 2 – x 	x 	x 
Vì cùng điều kiện nhiệt độ trên nên hằng số cân bằng của phản ứng nghịch với phản ứng của câu a): 
Giải phương trình ta có x = 0,457 mol 
ị Số mol este tham gia phản ứng là 0,465 mol.
Chương 2. CACBOHIĐRAT
I. Kiến thức trọng tâm
Nắm vững cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat ị viết CTCT của các hợp chất ở dạng : mạch hở và mạch vòng. 
Glucozơ 
– CTPT : C6H12O6
– CTCT : 
– Phân tử có nhiều nhóm –OH kề nhau nên có tính chất của poliancol. 
– Trong phân tử a và b-glucozơ, nhóm –OH tại nguyên tử C số 1 được gọi là nhóm –OH hemiaxetal có khả năng mở vòng.
– Phân tử có nhóm –CHO nên có tính chất của anđehit.
Fructozơ 
– CTPT : C6H12O6
– CTCT : 
– Phân tử có nhiều nhóm –OH kề nhau nên có tính chất của poliancol 
– Trong phân tử a và b-fructozơ, nhóm –OH tại nguyên tử C số 2 được gọi là nhóm OH hemixetal có khả năng mở vòng.
- Fructozơ Glucozơ ị Fructozơ có tính khử trong môi trường kiềm.
Saccarozơ 
– CTPT : C12H22O11
– CTCT : 
– Phân tử có nhiều nhóm –OH kề nhau nên có tính chất của poliancol. 
– Khi thủy phân tạo ra glucozơ và fructozơ.
– Không còn nhóm –OH hemiaxetal hay hemixetal nên không thể mở vòng ị không có tính khử.
Mantozơ 
– CTPT : C12H22O11
– CTCT : 
– Phân tử có nhiều nhóm –OH kề nhau nên có tính chất của poliancol. 
– Khi thủy phân tạo ra glucozơ. 
– Còn 1 nhóm OH hemiaxetal nên có thể mở vòng ị có tính khử.
Tinh bột 
– CTPT : (C6H10O5)n
– CTCT : 
Xenlulozơ 
– CTPT : (C6H10O5)n 
hay [C6H7O2(OH)3]n (mỗi mắt xích có 3 nhóm –OH tự do)
– CTCT : 
1. Tính chất của poli ancol 
– Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ : tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
– Xenlulozơ tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2
– Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ : cho phản ứng với anhiđrit của axit cacboxylic và HNO3 đặc / H2SO4 đặc. 
2. Tính chất của nhóm - CH=O 
– Glucozơ, fructozơ, mantozơ : cho phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni).
– Phản ứng tráng bạc : glucozơ, fructozơ, mantozơ.
3. Tham gia phản ứng thủy phân : đisaccarit và polisaccarit. 
Kĩ năng 
– Xác định đúng các nhóm chức có trong phân tử các hợp chất monosacarit, đisaccarit và polisaccarit ị tính chất hoá học của các hợp chất.
– Giải các bài tập về hợp chất cacbohiđrat.
II. Bài tập áp dụng 
A. Trắc nghiệm khách quan
1.	Saccarit là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. hợp chất chứa nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacboxyl.
D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
2.	Glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 vì
A. glucozơ có tính axit yếu
B. glucozơ có nhóm –CHO
C. glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau
D. glucozơ có tính khử.
3.	Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Saccarozơ và mantozơ đều thuộc nhóm đisaccarit.
B. Saccarozơ và mantozơ có cùng công thức phân tử.
C. Saccarozơ và mantozơ đều tạo ra hai phân tử glucozơ khi bị thủy phân.
D. Saccarozơ không có tính khử, mantozơ có tính khử.
4.	Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Trong dung dịch mantozơ có thể mở vòng còn saccarozơ thì không.
B. Saccarozơ và mantozơ đều có nhóm –OH hemiaxetal.
C. Saccarozơ và mantozơ đều tạo ra hai phân tử glucozơ khi bị thủy phân.
D. Saccarozơ và mantozơ đều có phản ứng với dung dịch Ag[(NH3)2]OH. 
5.	Để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất dung dịch : saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin ta chỉ cần dùng
A. Cu(OH)2/OH–. 
B. dung dịch Ag[(NH3)2]OH. 
C. dung dịch Br2.
D. vôi sữa.
6.	Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không tạo ra
A. đextrin.	B. saccarozơ.
C. mantozơ.	D. glucozơ.
7.	Trong các chất : saccarozơ ; tinh bột ; xenlulozơ ; mantozơ ; fructozơ ; đextrin, số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
8.	Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Saccarozơ được dùng trong công nghiệp tráng gương.
B. Glucozơ và saccarozơ được sinh ra khi thủy phân xenlulozơ. 
C. Glucozơ và mantozơ được sinh ra khi thủy phân tinh bột.
D. Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất ancol etylic.
9.	Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia
A. phản ứng với [Cu(NH3)4](OH)2.
B. phản ứng khử với Cu(OH)2 khi đun nóng.
C. phản ứng thủy phân.
D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
10.	Trong các chất sau : xenlulozơ, fructozơ, fomalin, mantozơ, glixerol, tinh bột, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp ?
A. 2	B. 3	C. 4 	D. 5 
B. Trắc nghiệm tự luận 
1.	Điền dấu (+) vào ô có xảy ra phản ứng và dấu (–) vào ô không xảy ra phản ứng.
Glucozơ
Fructozơ
Saccarozơ
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
[Ag(NH3)2]OH 
CH3OH/HCl
Cu(OH)2 
Cu(OH)2, to
(CH3CO)2O
HNO3đ/H2SO4đ
Nước Br2
H2O/ H+
2.	Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau :
Saccarozơ đ X đ ancol etylic đ Y đ Z đ ancol etylic 
3.	Dựa vào cấu tạo hãy giải thích tại sao mantozơ cho phản ứng tráng bạc.
4.	Từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học điều chế xenlulozơ trinitrat, xenlulozơ điaxetat. 
5.	Phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn : 
a) mantozơ, fructozơ, saccarozơ.
b) glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột, glixerol 
6.	Đun nóng dung dịch chứa 3,42 gam saccarozơ với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Kiềm hoá dung dịch X bằng dung dịch NaOH rồi cho phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư thu được 1,44 gam kết tủa đỏ gạch và dung dịch Y. Axit hoá dung dịch Y bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi đun nóng cho đến hết saccarozơ thì đem trung hòa bằng lượng dư dung dịch NaOH loãng ta được dung dịch Z. Tính khối lượng Ag sinh ra khi cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3.
7.	Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic thu được 6,6 gam CH3COOH và 11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat. Tính phần trăm khối lượng của xenlulozơ triaxetat trong hỗn hợp X. 
8.	Thủy phân hoàn toàn 2,54 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ 100ml nước brom 0,15M. Tính khối lượng Ag tạo ra nếu đem 2,54 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3 trong NH3.
III. Hướng dẫn giải – Đáp án
A. Trắc nghiệm khách quan 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
C
B
A
B
C
B
C
C
B. Trắc nghiệm tự luận 
1.
Glucozơ
Fructozơ
Saccarozơ
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
[Ag(NH3)2]OH 
+
+
–
+
–
–
CH3OH/HCl
+
+
–
+
–
–
Cu(OH)2 
+
+
+
+
–
–
Cu(OH)2, to
+
+
–
+
–
–
(CH3CO)2O
+
+
+
+
+
+
HNO3đ/H2SO4đ
+
+
+
+
+
+
Nước Br2
+
–
–
+
–
–
H2O/ H+
–
–
+
+
+
+
2.	Các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá :
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 	Glucozơ (X) Fructozơ 
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + CuO CH3CH=O + Cu + H2O
	 (Y)
2CH3CH=O + O2 2CH3COOH 
 	 (Z)
CH3COOH C2H5OH 
3.	Một trong hai gốc glucozơ của mantozơ còn nhóm OH hemiaxetal nên có thể mở vòng tạo ra nhóm –CHO, vì vậy mantozơ cho phản ứng tráng bạc. 
4.	Từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học điều chế xenlulozơ trinitrat, xenlulozơ điaxetat. 
+ Điều chế xenlulozơ trinitrat :
 	 [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 đặc [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O 
+ Điều chế xenlulozơ điaxetat :
 	(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
	C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
 	C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 
	2CH3COOH (CH3CO)2O + H2O 
	[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O đ 
[C6H7O2(OOCCH3)2OH]n + 2nCH3COOH
5.
a) Phân biệt : mantozơ, fructozơ, saccarozơ.
– Dùng nước brom để nhận biết dung dịch mantozơ. 
– Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để nhận biết fructozơ.
– Còn lại là saccarozơ.
b) Phân biệt : glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột, glixerol 
- Dùng dung dịch I2 để nhận biết hồ tinh bột.
- Dùng nước brom để nhận biết dung dịch glucozơ: mất màu nước brom.
- Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 2 mẫu thử còn lại rồi đun nhẹ khoảng 3 phút, sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH rồi nhận biết sản phẩm thủy phân của saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 do tạo Ag kết tủa.
6. 
Phản ứng thủy phân :
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 	(1)
 	 Glucozơ Fructozơ 
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ.
C5H11O5–CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH đ Cu2O + C5H11O5–COONa + 3H2O (2) 
Theo (2) : số mol glucozơ = số mol Cu2O = 
Đây cũng chính là tổng số mol glucozơ và fructozơ trong dung dịch X tạo ra ở (1). 
Theo (1) : 
Số mol saccarozơ thủy phân = số mol (glucozơ và fructozơ) = 0,005 mol 
ị Số mol saccarozơ còn lại trong Y = 
Theo (1) : 
Số mol (glucozơ và fructozơ) trong Z = 2 số mol saccarozơ trong Y 
 	 = 2.0,015 = 0,03 (mol)
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ: 
C5H11O5–CHO + 2[Ag(NH3)2]OH đ 
	2Ag + C5H11O5–COONH4 + 3NH3 + H2O 	(3)
ị số mol Ag = 2 số mol (glucozơ và fructozơ) = 2.0,03 = 0,06 (mol)
Khối lượng Ag thu được = 0,06.108 = 6,48 (gam).
7.	
[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O đ [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n + 2nCH3COOH 
 	1 	1 	2n
	x 	x 	2nx
[C6H7O2(OH)3]n+ 3n (CH3CO)2O đ [C6H7O2(OOCCH3)3 ]n + 3nCH3COOH 
 1 	 1 	 3n
 	y 	 	 y 	 	 3ny
 Ta có : 	Khối lượng CH3COOH = 6,6 gam
 	2nx +3ny = 0,11 mol 	 	(1)
	Khối lượng xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat = 11,1 gam 
 	246nx + 288ny = 11,1 gam 	 (2)
 Giải hệ phương trình (1) và (2 ) ta được : nx = 0,01 và ny = 0,03
ị Khối lượng xenlulozơ triaxetat = 8,64 gam
Vậy %mxenlulozơ triaxetat trong hỗn hợp X = 77,84 %.
8.
Số mol Br2 = 0,1.0,15 = 0,015 mol
C12H22O11 (Sac) + H2O đ C6H12O6 (Glu) + C6H12O6 (Fruc)
 	x 	x 	 x
C12H22O11 (Man) + H2O đ 2C6H12O6 (Glu) 
 	y 	2y
Chỉ có glucozơ phản ứng với Br2 : 
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O đ CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr 
 	x + 2y x + 2y 
ị x + 2y = 0,015 mol (1)
Theo đề : 254(x + y) = 2,54 gam (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có : x = y = 0,005 mol
Một phân tử mantozơ chứa 1 nhóm –CHO nên : 
 1 mol mantozơ + phản ứng với 2 mol [Ag(NH3)2]OH đ 2 mol Ag 
 đ 0,005 mol mantozơ khi phản ứng tạo ra 0,01 mol Ag 
Khối lượng Ag sinh ra là : 0,01.108 = 1,08 (gam)
Chương 3. AMIN - AMINO AXIT - PROTEIN
I. Kiến thức trọng tâm
Nắm vững công thức cấu tạo của amin, amino axit, protein ị tính chất cơ bản các chất.
Amin
– Nguyên tử N còn cặp el

File đính kèm:

  • docphan2a.doc
Giáo án liên quan