Bài giảng Cấu tạo nguyên tử (tiết 2)

Câu 1: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử 2 nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có tổng số proton của các nguyên tử bằng 77.

Hãy viết cấu hình electron của M và X, từ đó xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức của MXa

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cấu tạo nguyên tử (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo nguyên tử
Câu 1: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử 2 nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có tổng số proton của các nguyên tử bằng 77.
Hãy viết cấu hình electron của M và X, từ đó xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức của MXa
Câu 2: Hợp chất (A) được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Xác định công thức phân tử và gọi tên (A). Biết 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp.
Câu 3: X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, gọi tên các nguyên tố.
b) Viết cấu hình electron của X2-, Y-, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích.
Câu 4: Trong hợp chất MX3, có: 
- Tổng số hạt proton, notron, electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
- Tổng số 3 loại hạt nói trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
Xác định vị trí của M và X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 5: Hãy chỉ ra điểm sai ở mỗi cấu hình sau: 
1s22s12p5
1s22s22p63s23p64s23d6
1s22s22p64p64s2
Viết lại cho đúng mỗi cấu hình trên. Mỗi cấu hình đúng đó là cấu hình của hạt nào (nguyên tử, ion). Hãy viết một phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá học điển hình (nếu có) của hạt.
Câu 6: Ba nguyên tố X, Y, Z ở trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của X bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của 3 nguyên tố trên hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
a) Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn (nhóm, phân nhóm, chu kỳ), viết cấu hình electron của nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố.
b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó.
c) So sánh tính bazơ của các hidroxit của các nguyên tố đó.
d) Tìm cách tách từng oxit ra khỏi hỗn hợp của 3 nguyên tố trên.
Câu 7: Cho 2 hợp chất: X và Y có công thức là (AB)x và (CD)x với A, C là kim loại và B, D là phi kim, X và Y có cùng tổng số electron là 28.
a) Xác định giá trị của x, suy ra các công thức có thể có của X, Y.
b) Chọn các công thức ứng với trường hợp X, Y là hợp chất có tính cộng hoá trị cao hơn tính ion. Giải thích sự lựa chọn này.
c) Viết phương trình phản ứng giữa X, Y với dung dịch HCl. Gọi tên các sản phẩm tạo thành.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố hoá học X có tổng các hạt (p, n, e) là 180; trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt nơtron.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X.
b) Hãy dự đoán tính chất hoá học của X ở dạng đơn chất (có nêu cơ sở dự đoán và viết các phương trình phản ứng minh hoạ).
c) Dạng đơn chất của X tác dụng được với AgNO3 trong dung dịch (dung môi không phải là nước) ở điều kiện thường chỉ tạo ra 2 chất, trong đó có một chất là XNO3 và một chất kết tủa màu vàng. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và cho biết phản ứng thuộc loại nào. Tại sao?
Câu 9: a) Tìm 2 nguyên tố A, B ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số điện tích hạt nhân nguyên tử bằng 23.
b) Biết A và B ở 2 phân nhóm chính liên tiếp và dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. Xác định đúng nguyên tử lượng của A,B và viết công thức cấu tạo của chất X (biết B có nguyên tử lượng lớn hơn A).
Câu 10: Bảng tuần hoàn Menđêlêep ra đời năm 1971 có những định hướng có ý nghĩa to lớn. Đó là những định hướng gì?
Nguyên tố X, Y,Z có cấu hình electron như sau: X: ...3d54s2; Y: ...3d104s2; Z: ...3d104s24p1. Cho biết nguyên tố nào thuộc phân nhóm chính (nhóm A), nguyên tố nào thuộc phân nhóm phụ (nhóm B).
Câu 11: Cho các nguyên tố A(z=1); B(z=7); C(z=8).
a) Không dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy xác định vị trí và tên các nguyên tố A, B, C.
b) Hãy đề nghị công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất được hình thành từ các nguyên tố nói trên (16 hợp chất).
Câu 12: Cation R+ và anion Y- đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tố R,Y, từ đó cho biết tên của R và Y.
b) X là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố R và Y. Viết phương trình phản ứng theo dãy biến hoá sau:
A1
B1
X
A2
A3
B2
X
B3
X
X
(6)
(7)
(2)
(3)
(4)
(5)
(1)
(8)

File đính kèm:

  • docCau tao nguyen tu-DLTH nang cao.doc