Bài giảng Bài tập: Vị trí và cấu tạo của kim loại

. Mục tiêu bài học

- Củng cố vị trí của kim loại trong bảng tuần hòan và cấu tạo của kim loại.

- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập

2. Học sinh: học bài và làm bài tập ở nhà

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài tập: Vị trí và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP: VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học
- Củng cố vị trí của kim loại trong bảng tuần hòan và cấu tạo của kim loại.
- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài và làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập
Bài 1: Nguyên tử M, N có tổng số hạt mang điện < 10 và mạng tinh thể của M có 68%, P có 74% thể tích ion dương. Vậy M, N là gì và có cấu tạo tinh thể gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời
tổng số hạt mang điện E + P = 2P < 10 
=> P < 5
* M có P = 3 và có 68% thể tích ion dương => M là Li và có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối
* N có P = 4 và có 74% thể tích ion dương => N là Be và có cấu tạo mạng tinh thể lục phương.
Bài 2: Nguyên tử M có tổng số điện tích hạt mang điện bằng 608.10-20 C. M là nguyên tố nào? Vị trí trong bảng tuần hoàn? Cấu tạo mạng tinh thể gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời
Tổng số hạt mang điện của M là: 
E + P = 2P = 38 => P = E = 19
Đó là K thuộc chu kì 4, nhóm IA
K có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Bài 3: Kim loại Cu có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện và phần rỗng trong tinh thể chiếm 26%. Tính bán kính nguyên tử Cu, biết rằng Cu có khối lượng riêng 8,98 g/cm3, khối lượng mol nguyên tử bằng 63,5 g/mol.
1mol có 6.1023 nguyên tử có khối lượng 63,5 g
1 nguyên tử Cu có khối lượng 
thể tích thực của một nguyên tử Cu là
Bài 4: Cho muối clorua kim loại M tác dụng vừa đủ với dd AgNO3, thu được dd D và 20,09 gam kết tủa trắng. Cô cạn dd D, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,67 gam chất rắn E và hỗn hợp khí. E tan trong dung dịch HCl nhưng không giải phóng khí . Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn, cấu tạo tinh thể của M và xác định E.
Học sinh suy nghí làm bài
MCla + aAgNO3 -> aAgCl + M(NO3)a (D) 
Nung D -> E + hốn hợp khí => E không phải là kim laọi nhóm IA
E + HCl không tạo khí => E là oxit
4M(NO3)a 2M2Oa + 4aNO2 + aO2 
=> => 
=> M = 32,5ª
=> a = 2 và M = 65 => M là Zn => E là ZnO
M có cấu tạo mạng tinh thể lục phương
Hoạt động 2: Củng cố
Gv củng cố toàn bài
Học sinh lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm- bổ sung

File đính kèm:

  • doctiet 13 tu chon hoa 12 cban.doc