Bài giảng Bài tập ôn tập hóa 9

Câu 1

Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí

tạo thành qua nước vôi trong có dư thu được 10 gam kết tủa và 2,8 lít khí không màu (ở đktc)

a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ?

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

(Mg = 24, C = 12, O = 16, Ca = 40)

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài tập ôn tập hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 
Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí
tạo thành qua nước vôi trong có dư thu được 10 gam kết tủa và 2,8 lít khí không màu (ở đktc) 
a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ? 
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
(Mg = 24, C = 12, O = 16, Ca = 40)
Câu 2
 Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hoá học theo sơ đồ sau:
 (1)
(2)	(3)	(4)	(5)
Fe2O3 Fe	 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 FeCl3
Câu 3. 
 Lấy 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 cho tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của
mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
(Ca = 40, C = 12, S = 32, O = 16)
Câu 4 (1,5 điểm) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng cách cho HCl
tác dụng với CaCO3. Có thể thay HCl bằng H2SO4 được không ? Tại sao ?
Câu 5 (3	điểm) Hoà tan hết 4,05 g Al vào m gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu
được hiđro và 104,5 g dung dịch. Hãy tính
a) Thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
b) Khối lượng muối tạo thành.
c) Khối lượng m của dung dịch HCl đã dùng.
(Biết Al= 27, Cl = 35,5, H = 1).
Câu 6. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) H2SO4 + ? → HCl + ? 
b) Cu + H2SO4 đặc nóng	→ ? + ? + ?
c) HCl + ? → H2S↑ + ? 
d) Mg(NO3)2 + ? → Mg(OH)2↓ + ? 
Câu 7. (2 điểm) Hoà tan một lượng CuO cần 50 ml dung dịch HCl 1M.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. 
b) Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng.
c) Tính CM của chất trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể.
(Biết H = 1, S = 32, O = 16,Cl = 35,5, Cu = 64).
Câu 8 (3 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) NaOH + HCl →
b) Na2SO4 + BaCl2 →
c) NaOH + FeCl2 →
d) Mg + FeSO4 →
e) Fe + HCl →
g) Cu + AgNO3 →
Câu 9 (3 điểm) Cho đinh sắt nặng 100 g vào dung dịch A chứa 400 g dung dịch CuSO4
16%, sau một thời gian nhấc đinh sắt ra, cân lại được 102 g và còn lại dung dịch B. 
a) Tính khối lượng Fe tham gia và khối lượng Cu tạo thành sau phản ứng (Giả sử toàn bộ
Cu tạo thành bám hết đinh Fe).
b) Cho 600 g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào dung dịch B, sau phản ứng được kết tủa D,
dung dịch E. Xác định khối lượng kết tủa D và C% dung dịch E.
(Biết Cu = 64, S = 32, O = 16, Fe = 56, Ba = 137, H = 1).

File đính kèm:

  • docbai tap.doc
Giáo án liên quan