Bài giảng Bài: Đại cương về polime

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Những bảng tổng kết, sơ đồ hình vẽ liên quan đến bài học.

- Hệ thống câu hỏi của bài.

 

doc54 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài: Đại cương về polime, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m loại hoặc phi kim.
Nhóm 2: II. Tính chất của hợp kim
Có thể dùng mẫu của nhóm 1 để nêu vấn đề: Hợp kim có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt, có dẻo không bạn?
- Dựa vào SGK giới thiệu: 
1. Trong đa số tinh thể hợp kim có liên kết kim loại, do đó hợp kim có những tính chất của kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim,...
2. Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn kim loại thành phần. 
3. Độ cứng của hợp kim lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần nhưng độ dẻo thì kém hơn. Thí dụ : Hợp kim Au-ðCu (8 đ 12% Cu) cứng hơn vàng, hợp kim Pb -ðSb cứng hơn Pb.
4. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại thành phần. 
Thí dụ: Gang và thép là hợp kim Fe-C có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của sắt nguyên chất. 
- Mời nhóm bạn trả lời
- Giáo viên giới thiệu: 
+) Thí dụ về độ cứng: vàng 99,99% (vàng ta) đẹp nhưng mềm, những đồ dùng bằng vàng 99,99% dễ méo và mòn. Để khắc phục những nhược điểm đó người ta dùng hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng 14K, 18K - vàng tây) để làm đồ trang sức và đúc tiền.
+) Thí dụ về tính dẫn điện: độ dẫn điện của Cu rất tốt (đứng thứ 2, sau Ag). Độ dẫn điện của đồng giảm nhanh nếu có lẫn tạp chất. Do vậy, dây điện là đồng có tinh khiết với 99,99%.
+) Thí dụ về nhiệt độ nóng chảy: 
+ Nhiệt độ nóng chảy của Sn = 2320C
+ Nhiệt độ nóng chảy của Pb = 327,40C
đ Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim Sn - Pb (thiếc hàn) = 2100C
+ Nhiệt độ nóng chảy của Bi = 0C
+ Nhiệt độ nóng chảy của Sn = 2320C
+ Nhiệt độ nóng chảy của Pb = 327,40C
+ Nhiệt độ nóng chảy của Sb = 0C
đ Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim Bi-Sn-Pb-Sb = 650C
Nhóm 3: III. ứng dụng của hợp kim
Dùng tranh hoặc hình ảnh trình chiếu bằng power point giới thiệu về những ứng dụng của hợp kim.
Giáo viên chuẩn bị thêm một số hình ảnh để giới thiệu thêm với học sinh:
+) Thép không gỉ (Fe(74%)-Ni(8%)-Cr(18%)): chế tạo dụng cụ y tế, nhà bếp.
+) Thép Mn rất bền, chịu được va đập mạnh, dùng để chế tạo đường ray xe lửa, máy nghiền đá.
+) Thép W-Mo-Cr rất cứng dù ở nhiệt độ cao, dùng chế tạo lưỡi dao cắt gọt kim loại cho máy tiện, máy phay.
+) Đuyra hợp kim Al(95%), Cu(4%), Mn-Mg-Si(1%). Đuyra nhẹ gần như nhôm nhưng lại rất cứng, cứng gấp 4 lần nhôm tức gần bằng thép mà lại nhẹ bằng 1/3 thép. Đuyra bền. Dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà: Bài tập 3, 4, 5/SGK.
Bài . Sự ĂN MòN KIM LOạI
(Giáo án 1)
A. Mục tiêu
Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
B. Đồ DùNG DạY HọC
(Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)
- Mô phỏng pin điện hóa.
C. PHƯƠNG PHáP DạY HọC 
(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)
- Nêu vấn đề - đàm thoại.
- Học sinh thảo luận tổ nhóm. 
- Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi).
D. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG
NộI DUNG
CáC HOạT ĐộNG
I. Khái niệm
Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. 
- Đó là một quá trình hoá học hoặc quá trình điện hoá.
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại: kim loại bị oxi hoá thành ion dương.
M đ Mn+ + ne
II. Các kiểu ăn mòn kim loại
Có hai kiểu ăn mòn kim loại là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
1. Ăn mòn hoá học
Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh.
2. Ăn mòn điện hoá
Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
a) Thí nghiệm ăn mòn điện hoá
Nhúng thanh kẽm và thanh đồng không tiếp xúc với nhau vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một vôn kế. Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, ở thanh Cu có bọt khí thoát ra.
Giải thích: ở điện cực âm (anot), kẽm bị ăn mòn theo phản ứng: 
Zn đð Zn2+ + 2e
Ion Zn2+ đi vào dung dịch, còn electron theo dây dẫn sang điện cực đồng.
ở điện cực dương (catot), ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra: 
2H+ + 2e đ H2ư
b) Cơ chế ăn mòn điện hóa sắt (hợp kim sắt trong không khí ẩm) 
Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ. 
- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. 
- Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot (cực âm) và cacbon là catot (cực dương).
- Tại anot, sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+ : 
Fe đ Fe2+ + 2e
+ Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.
- Tại vùng catôt, O2 hoà tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit: O2 + 2H2O + 4e đ 4OH-
- Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hoá bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit, chất này lại phân huỷ thành sắt (III) oxit. Gỉ sắt màu đỏ nâu, có thành phần chính là Fe2O3.xH2O.
c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá 
- Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. 
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá.
III. Chống ăn mòn kim loại
Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm chúng ta phải sửa chữa, thay thế nhiều chi tiết của máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải,...
Mỗi năm, lượng sắt, thép bị gỉ chiếm đến gần 1/4 lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là công việc quan trọng cần phải làm thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng của các máy móc, vật dụng làm bằng kim loại. Dưới đây là một vài phương pháp chống ăn mòn kim loại.
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt
Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,... Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật bằng sắt thường được mạ niken hay crom.
2. Phương pháp điện hoá
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. 
- Thí dụ để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép và vỏ tàu (phần chìm dưới nước), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ở dưới đất, người ta lắp vào mặt ngoài của thép những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển hay dung dịch chất điện li ở trong đất ăn mòn thay cho thép.
* Hoạt động 1: 
I. Khái niệm
Giáo viên nêu vấn đề: Trong cuộc sống, các em quan sát thấy khung cửa sổ, khung xe đạp, con dao... sau một thời gian sử dụng bị gỉ sét. Vậy vật dụng lúc đầu là thép (tức là hợp kim của Fe, C), khi bị gỉ có còn là thép nữa không?
+ Gỉ sét là hợp chất của Fe.
Từ đó dẫn dắt học sinh đi đến khái niệm: 
+ Ăn mòn kim loại.
+ Bản chất của sự ăn mòn kim loại.
* Hoạt động 2:
1. Ăn mòn hoá học
- Học sinh đọc SGK để hiểu rõ:
+ Ăn mòn hóa học là gì?
+ Sự ăn mòn hóa học thường xảy ra ở đâu?
- Vậy trong đời sống có gặp hiện tượng ăn mòn hóa học kim loại không?
+ Dùng hộp nhôm đựng xà phòng.
+ Dùng hũ nhôm đựng giấm.
* Hoạt động 3:
2. Ăn mòn điện hoá
- Học sinh đọc khái niệm trong SGK: ăn mòn điện hóa. 
- Nếu có điều kiện:
+ Giáo viên làm thí nghiệm pin điện hóa theo SGK hoặc 
+ Cho học sinh xem mô phỏng pin điện hóa.
- Sau khi xem thí nghiệm pin điện hóa (hoặc mô phỏng pin điện hóa):
+ Học sinh nghiên cứu kỹ lại phần “thí nghiệm ăn mòn điện hoá” trong SGK.
- Đây là nội dung khó, giáo viên cần dẫn dắt, diễn giảng kỹ học sinh mới hiểu rõ kiến thức.
- Nên giải thích kiểu sơ đồ 2 điện cực như sau HS dễ hiểu hơn.
Giải thích:
Cực âm: thanh Zn
Zn đ Zn2+ +2e
Cực dương: thanh Cu
2H+ + 2e đ H2ư
Kết quả: thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu điện hóa.
- Học sinh đọc kỹ: cơ chế ăn mòn điện hóa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các quá trình oxi hóa và khử xảy ra ở các điện cực.
- Nên giải thích kiểu sơ đồ 2 điện cực như sau HS dễ hiểu hơn.
Cực âm: tinh thể Fe
Fe đ Fe2+ +2e
Cực dương: tinh thể C
O2+2H2O+4eđ 4OH-
Khi vào dung dịch điện li:
 Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2 
4Fe(OH)2 + O2(không khí) + 2H2O đ 4Fe(OH)3 
(gỉ sắt)
 Kết quả: Vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe, C,...) bị ăn mòn theo kiểu điện hóa.
Sau nội dung thí nghiệm ăn mòn điện hoá và cơ chế ăn mòn điện hóa giáo viên nhấn mạnh:
+ Trong pin điện hóa (ăn mòn điện hóa):
Cực âm:
(anot)
Kim loại mạnh hơn
Kim loại
Kim loại
Cực dương:
(catot)
Kim loại yếu hơn
Phi kim
Hợp chất
bị oxi hoá (nhường e) tức là bị ăn mòn theo kiểu điện hoá
xảy ra sự khử
ị Từ đó học sinh rút ra: điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa.
- GV nhấn mạnh: Các điều kiện mô tả ở trên chỉ là tuyệt đối hoá, quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra trong tự nhiên.
* Hoạt động 4
- HS đọc SGK, nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
- Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa được gọi là “Dùng điện hóa chống ăn mòn điện hóa” .
* Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố:
Viết cơ chế, giải thích, nêu hiện tượng trong các trường hợp ăn mòn kim loại sau đây:
Phiếu học tập số 1: Để bảo vệ: 
- Vỏ tàu biển bằng thép (phần vỏ tàu chìm trong nước).
- ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ở trong lòng đất. 
người ta lắp vào mặt ngoài của thép những khối kẽm.
Phiếu học tập số 2: Vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để trong không khí ẩm một thời gian.
Phiếu học tập số 3: Vật làm bằng tôn (sắt tráng kẽm) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để trong không khí ẩm một thời gian.
Phiếu học tập số 4: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép để trong không

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 12-4-5 - in can.doc