Bài giảng Bài 9 - Tiết 24, 25 - Peptit và protein

I. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

- Biết khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống.

- Biết cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein.

2. Kĩ năng

- Gọi tên peptit. Phân biệt cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2 của protein.

- Viết các PTHH của protein. Quan sát thí nghiệm chứng minh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9 - Tiết 24, 25 - Peptit và protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
( Tiết 24, 25)
Peptit và protein
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Biết khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống.
Biết cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein.
2. Kĩ năng
Gọi tên peptit. Phân biệt cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2 của protein.
Viết các PTHH của protein. Quan sát thí nghiệm chứng minh.
II. Chuẩn bị
Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút h vẽ phóng to liên quan đến bài học.
III. Kiểm tra bài cũ
Tiết 1:
1. Bài 6 (sgk) 
2. Bài 8 (sgk)
Tiết 2:
1. Bài 1 ( SGK) 
2. Bài 2 ( SGK)
IV. Hoạt động dạy học
Phân bố nội dung tiết học như sau :
	Tiết 1. Nghiên cứu các phần :
Khái niệm về peptit và protein.
Sơ lược cấu trúc phân tử protein.
Tính chất vật lí của protein.
	Tiết 2. Nghiên cứu các phần :
Tính chất hoá học của protein.
Khái niệm về enzim và axit nucleic.
Hoạt động GV 
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
GV yêu cầu : HS nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa peptit.
GV đưa ra một thí dụ về mạch peptit và chỉ ra liên kết peptit. Cho biết nguyên nhân hình thành mạch peptit trên.
Hãy nêu cách phân loại peptit.
Khi số phân tử aminoaxit tạo ra peptit tăng lên thì quy luật tạo ra các đồng phân peptit như thế nào. Nguyên nhân của quy luật đó ?
Nêu quy luật gọi tên mạch peptit. áp dụng cho thí dụ của SGK.
GV lấy thêm thí dụ cho HS đọc tên.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa về protein và phân loại.
I. Khái niệm về peptit và protein
1. Peptit
HS nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa peptit.
Peptit là những hợp chất polime được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử α–aminoaxit. 
Liên kết peptit : nhóm –CO –NH–.
 HS theo dõi một thí dụ về mạch peptit và chỉ ra liên kết peptit. Cho biết nguyên nhân hình thành mạch peptit trên.
H2N-CH-CO-(NH-CH-CO-)n-2NH-CH-COOH
 | | |
 R R' R''
Amino axit đầu Amino axit đuôi
 (Đầu N) (Đuôi C)
HS nghiên cứu SGK cho biết cách phân loại peptit.
Tuỳ theo số lượng đơn vị aminoaxit chia ra : đipeptit, tripeptit và polipeptit.
HS cho biết số lượng đồng phân peptit tăng theo số lượng đơn vị amino axit n.
Khi số phân tử aminoaxit tạo ra peptit tăng lên n lần thì số lượng đồng phân tăng nhanh theo giai thừa của n (n!).
HS nêu quy luật gọi tên mạch peptit 
Tên của các peptit được gọi bằng cách ghép tên các gốc axyl, bắt đầu từ aminoaxit đầu còn tên của aminoaxit đuôi C được giữ nguyên vẹn.
H2N-CH2-CO-NH-CH-CO-NH-CH-COOH
 | |
 CH3 CH2-CH(CH3)2
Glyxylalanylleuxin hay Gly-Ala-Leu
2. Protein
HS nêu định nghĩa về protein và phân loại.
Protein là những polipeptit, phân tử có khối lượng từ vài chục ngàn đến vài chục triệu (đvC), là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
Protein được chia làm 2 loại : protein đơn giản và protein phức tạp.
Hoạt động 2
GV treo hình vẽ phóng to cấu trúc phân tử protein cho HS quan sát, so sánh với hình vẽ trong SGK.
II. Sơ lược về cấu trúc phân tử protein
HS nghiên cứu SGK cho biết có 4 bậc cấu trúc và nêu đặc điểm củacấu trúc bậc 1.
Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc phân tử của protein, cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các đơn vị α–aminoaxit trong mạch protein.
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết những tính chất vật lí đặc trưng của protein.
III. Tính chất của protein
1. Tính chất vật lí của protein
Dạng tồn tại: protein tồn tại ở 2 dạng chính là dạng sợi và dạng hình cầu.
Tính tan của protein khác nhau: protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước.
Sự đông tụ : khi đun nóng, hoặc cho axit, bazơ, một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. 
Hoạt động 4. 
Hoạt động củng cố.
HS làm bài tập 1, 2, 3 (a, b) SGK.
 Tiết 2
Hoạt động 5
GV yêu cầu :
HS nghiên cứu SGK cho biết quy luật của phản ứng thuỷ phân protein trong môi trường axit, bazơ hoặc nhờ xúc tác enzim.
HS viết PTHH thuỷ phân mạch peptit trong phân tử protein có chứa 3 aminoaxit khác nhau.
GV yêu cầu :
HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm : nhỏ vài giọt HNO3 đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin). Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. HS nghiên cứu SGK cho biết nguyên nhân.
HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm khi cho vào ống nghiệm lần lượt :
4 ml dung dịch lòng trắng trứng.
1 ml dung dịch NaOH 30%.
1 giọt CuSO4 2%.
 - Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. HS nghiên cứu SGK cho biết nguyên nhân.
2. Tính chất hoá học của protein
a) Phản ứng thuỷ phân
Trong môi trường axit hoặc bazơ, protein bị thuỷ phân thành các aminoaxit.
...-NH-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO-...
 | | |
 R1 R2 R3
+ H2O ...-NH2 - CH-COOH +
 R1 
+ NH2-CH-COOH + NH2-CH-COOH + ...
 | |
 R2 R3
b) Phản ứng màu
Khi tác dụng với axit nitric, protein tạo ra kết tủa màu vàng.
 OH+2HONO2¯vàng 
 + 2H2O
Khi tác dụng với Cu(OH)2, protein tạo màu tím đặc trưng.
Hoạt động 6
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết :
Định nghĩa về enzim.
Các đặc điểm của enzim.
GV yêu cầu :
HS nghiên cứu SGK cho biết các đặc điểm chính của axit nucleic.
HS cho biết sự khác nhau giữa phân tử ADN và ARN khi nghiên cứu SGK.
IV. Khái niệm về enzim và axit nucleic
1. Enzim
HS trả lời
- Enzim là những chất, hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
Xúc tác enzim có 2 đặc điểm :
Có tính đặc hiệu cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hoá nhất định.
Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, gấp 109 đ 1011 tốc độ nhờ xúc tác hoá học.
2. Axit nucleic (AN)
Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5 C), mỗi pentozơ lại có một nhóm thế là bazơ nitơ.
Nếu pentozơ là ribozơ tạo axit ARN.
Nếu pentozơ là đeoxi-ribozơ tạo axit AND.
Khối lượng ADN từ 4 - 8 triệu đơn vị C, thường tồn tại xoắn kép.
Khối lượng phân tử ARN nhỏ hơn AND, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn.
Hoạt động 7. 
Hoạt động củng cố kiến thức.
HS làm các bài tập 4, 5, 6 SGK.
V. Hướng dẫn giải một số bài tập trong SGK
1	CTCT và tên các peptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin :
H2N–CH2–COOH	CH3–CH–COOH	C6H5–CH2–CH–COOH
	NH2	 NH2 	
H2N–CH2–CO–NH–CH–CO–NH–CH–COOH	Gly–Ala–Phe
	CH3	CH2–C6H5
CH3–CH–CO–NH–CH2–CO–NH–CH–COOH	Ala–Gly–Phe
	NH2	CH2–C6H5
	CH3–CH–CO–NH–CH–CO–NH–CH2–COOH 	Ala–Phe–Gly	
	NH2	CH2–C6H5 	 
H2N–CH2–CO–NH–CH–CO–NH–CH–COOH	Gly–Phe–Ala
	 CH2–C6H5	 CH3
H2N–CH–CO–NH–CH2–CO–NH–CH–COOH	Phe–Gly –Ala
	CH2–C6H5	CH3	
H2N–CH–CO–NH–CH–CO–NH–CH2–COOH	Phe–Ala–Gly
	CH2–C6H5	 CH3
Phenylalanylglyxylalanin
2	Trình tự các aminoaxit trong peptit :	A – B – C – D – E. 
4	a) Phân tử khối gần đúng của một hemoglobin : = 14000 (đvC)
b) 	nalanin = = 1,91 (mol).
nmắt xích alanin = nalanin = = 191 (mắt xích)
5	Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học :
Dd cần tìm
Thuốc thử
Glyxin
H2N-CH2-COOH
Hồ tinh bột
(C6H10O5)n
Lòng trắng trứng
Dd I2
ắ
Xanh lam
ắ
Dd HNO3 
ắ
¯ Vàng
	–	 –OH + 2HONO2 ¯vàng + 2H2O
6	Chọn (C) vì :
Glucozơ
Glixerol
Etanol
Lòng trắng trứng
Cu(OH)2 lắc nhẹ
Dd trong suốt màu xanh lam
(Nhận ra etanol)
Màu tím
Cu(OH)2 to
¯ đỏ gạch
Không đổi màu
VI. Thông tin bổ sung kiến thức
Cấu trúc phân tử của protein
	Cấu trúc bậc III là sự kết hợp của các cấu trúc bậc II của các chuỗi polipeptit mà kích thước của nó có thể đo được chính xác. Đó là cấu trúc hình dạng thực của đại phân tử protein trong không gian 3 chiều. Đặc thù đối với mỗi loại protein với chức năng sinh lí riêng của nó. Cấu trúc này được duy trì do sự tương tác của các nhóm chức trong các gốc aminoaxit của các chuỗi polipeptit bằng các liên kết tạo muối giữa nhóm –COOH và –NH2, tạo este, tạo liên kết đisunfua. Nhiều đơn vị cấu trúc bậc III kết hợp lại bởi các liên kết hiđro, lực hút tĩnh điện thành cấu trúc bậc IV thể hiện hoạt tính sinh học của protein.
Các Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Câu 1. Hãy nêu:
Định nghĩa peptit. Nguyên nhân hình thành mạch peptit trên.
Cách phân loại peptit.
Câu 2. Khi số phân tử aminoaxit tạo ra peptit tăng lên thì quy luật tạo ra các đồng phân peptit như thế nào. Nguyên nhân của quy luật đó ? 
Nêu quy luật gọi tên mạch peptit. áp dụng cho thí dụ của SGK.
Câu 3. Nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa về protein và phân loại.
Phiếu học tập số 2
Câu 1. Hãy cho biết có 4 bậc cấu trúc và nêu đặc điểm của cấu trúc bậc 1.
Câu 2. HS nghiên cứu SGK cho biết những tính chất vật lí đặc trưng của protein.
Phiếu học tập số 3
Câu 1. Cho biết quy luật của phản ứng thuỷ phân protein trong môi trường axit, bazơ hoặc nhờ xúc tác enzim.
Câu 2. Viết PTHH thuỷ phân mạch peptit trong phân tử protein có chứa 3 aminoaxit khác nhau.
Phiếu học tập số 4
Câu 1. HS quan sát thí nghiệm : nhỏ vài giọt HNO3 đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin). Nêu hiện tượng xảy ra . Giải thích.
Câu 2. HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm khi cho vào ống nghiệm lần lượt :
4 ml dung dịch lòng trắng trứng.
1 ml dung dịch NaOH 30%.
1 giọt CuSO4 2%.
 Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. Giải thích.
Phiếu học tậpsố 5
Câu 1. Cho biết : Định nghĩa về enzim. Các đặc điểm của enzim.
Câu 2. Nghiên cứu SGK cho biết các đặc điểm chính của axit nucleic.
Nêu sự khác nhau giữa phân tử ADN và ARN khi nghiên cứu.

File đính kèm:

  • docCh II bai 9.doc