Bài giảng Bài 54: Polime (tiết 5)

1. Kiến thức:

- Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.

- Nắm được các khái niệm chất dẻo và những ứng dụng chủ yếu của cá loại vật liệu này trong thực tế.

2. Kĩ năng:

Từ công thức cấu tạo của một số polime viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome và ngược lại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 54: Polime (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 66
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 54: POLIME
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
- Nắm được các khái niệm chất dẻo và những ứng dụng chủ yếu của cá loại vật liệu này trong thực tế.
2. Kĩ năng:
Từ công thức cấu tạo của một số polime viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome và ngược lại.
3. Thái độ: có thái độ nghiêm túc và ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
II. Chuẩn bị
1. GV: Một số mẫu vật chế tạo từ polime hoặc ảnh tranh các sản phẩm chế tạo từ polime.
2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Cho biết protein có ở đâu, tính chất của protein?
3. Bài mới
Vào bài: Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo , tính chất và ứng dụng như thế nào?
Hoạt động 1: Polime là gì?(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Viết công thức của poli etilen, xenluozơ và tinh bột?
GV: Em hãy nhận xét đặc điểm chung về kích thước phân tử, khối lượng phân tử của các chất trên?
HS: Do đâu mà kích thước và khối lượng của chúng lớn?
GV: Polime là gì?
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV: Dựa vào nguồn gốc polime chia làm mấy loại?Cho ví dụ?
HS: Poli etilen (-CH2 – CH2 - )n ,tinh bột và xenlulozơ (-C6H10O5-)n
HS: Kích thước và phân tử khối rất lớn.
HS: Do nhiều mắt xích liên kết nhau
HS: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
HS: Lắng nghe
HS: Chia làm 2 loại: 
+ Polime thiên nhiên : tinh bột, protein, cao su thiên nhiên
+ Polime tổng hợp: poli etilen, PVC, cao su buna
Bài 54: POLIME
I. Khái niệm về polime
1. Polime là gì?
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau 
tạo nên.
Dựa vào nguồn gốc polime chia làm 2 loại chính:
Polime thiên nhiên: tinh bột, protein, cao su thiên nhiên
Polime tổng hợp: poli etilen, PVC, cao su buna
Hoạt động 2: Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?(14’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Treo bảng phụ
Polime
công thức chung
Mắt xích
Poli etilen
Tinh bột, xenlulozơ
Poli vinyl clorua
GV: Yêu cầu từng HS điền vào bảng trên
GV: Polime có những loại mạch nào?
GV:Polime có những tính chất nào?
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
HS: Quan sát bảng phụ
HS: Từng cá nhân hoàn thành bảng trên
HS: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch không gian
HS: Polime là chất rắn không bay hơi, hầu hết không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường, tan được trong xăng, axeton..
HS: Lắng nghe
2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?
- Polime có cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
- Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, mạch nhánh và mạch không gian
 -Các polime là chất rắn không bay hơi, hầu hết không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường, tan được trong xăng, axeton..
Hoạt động 3: Chất dẻo là gì?(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Gọi HS đọc mục 1. Chất dẻo là gì?
GV: Chất dẻo là gì?
GV: Kể tên một số chất dẻo mà em biết?
GV: Cho HS quan sát một số mẫu vật chế tạo từ chất dẻo.
GV: Thành phần chính của chất dẻo là gì?
GV: Ngoài ra, trong chất dẻo còn có những chất nào?
GV: Em hãy cho biết vai trò của chất dẻo, chất độn, chất phụ gia trong polime?
GV: Chất phụ gia có tác hại gì?
GV: Chất dẻo có ưu điểm gì?
HS: Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo polime và có tính dẻo
HS: Vỏ bút nhựa, chai nhựa, lọ nhựa..
HS: Quan sát
HS: Polime
HS: Chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia.
HS: 
+ Chất hóa dẻo: làm tăng tính dẻo
+ Chất độn: làm tăng độ bền cơ học,tăng tính chịu nước, chịu nhiệt
+ Chất phụ gia: để tạo màu, tạo mùi, tăng độ bền đối với môi trường.
HS: Độc hại hoặc gây mùi
HS: Ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công...
II.Ứng dụng của polime
1. Chất dẻo là gì?
 - Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo polime và có tính dẻo
 - Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime. Trong chất dẻo có thể có một 
số chất như: - chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia
Chất dẻo có một số ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công...
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà – dặn dò(5’)
Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3,4 SGK trang 165
Chuẩn bị tiếp bài : “Polime”
Tơ là gì? Dựa vào nguồn gốc tơ chia làm mấy loại? 
Cao su là gì? Cao su chia làm mấy loại? Ứng dụng của cao su
IV. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docpolime.doc
Giáo án liên quan