Bài giảng Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Kiến thức: Học sinh ôn lại các kiến thức về axit, bazơ, muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

 2. Kĩ năng: Học sinh:

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li.

 - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5. LUYỆN TẬP: 
AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 
TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI.
I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức: Học sinh ôn lại các kiến thức về axit, bazơ, muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
	2. Kĩ năng: Học sinh:
	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li.
	- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion.
	- Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH của dung dịch, các bài toán về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
II. Chuẩn bị. Hướng dẫn HS chuẩn bị trước kiến thức bài 5 để đến lớp tham gia thảo luận. GV chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Hướng dẫn ôn tập.
Hoạt động 1. Các định nghĩa và cách viết phương trình điện li.
Câu hỏi 1. Nêu định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo thuyết điện li của Areniut. Vận dụng giải bài tập số 1 – trang 22 – SGK 10 chuẩn.
Hoạt động 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion, cách viết phương trình ion.
Câu hỏi 2. Bản chất của phản ứng trao đổi ion là gì? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Vận dụng giải các bài tập 4, 5, 6, 7 – trang 22, 23 – SGK 10 chuẩn.
Hoạt động 3. Khái niệm về pH, cách tính pH của một số dung dịch axit, bazơ.
Câu hỏi 3. Nêu khái niệm về pH, pOH. Viết biểu thức tính pH, pOH. Mối liên quan của pH với môi trường. Vận dụng để giải các bài tập 2, 3 – trang 22 – SGK 10 chuẩn.
IV. Bài tập định lượng.
1. Tính pH của:
Dung dịch hỗn hợp A gồm HCl 0,02M, HNO3 0,01M, H2SO4 0,03M.
Dung dịch hỗn hợp B gồm NaOH 0,01M, KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,03M.
Dung dịch C thu được khi trộn 300,0 ml A với 200,0 ml B.
Hướng dẫn.
a. Viết ptđl è nồng độ mol H+ è pH.
b. Viết ptđl è nồng độ mol OH- è nồng độ mol H+ (hay pOH) è pH.
c. 
- Tính số mol H+ và OH-.
- Viết phương trình ion: H+ + OH- à H2O.
- Xác định số mol H+ dư è nồng độ mol H+ dư è pH.
2. Để trung hòa đủ 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M cần Vml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,1M, thu được m gam kết tủa. Tính V và m.
Hướng dẫn:
- Tính số mol các axit è số mol H+và SO42-.
- Tính số mol các bazơ è số mol OH- và Ba2+ theo V.
- Viết các phương trình ion.
- Tính V è số mol Ba2+ è số mol kết tủa è m.
3. Trộn 300,0 ml dung dịch Na2CO3 0,5M với 200,0 ml dung dịch CaCl2 0,75M, thu được kết tủa X và dung dịch Y.
Viết phương trình phản ứng xảy ra dạng phân tử và ion rút gọn.
Tính khối lượng kết tủa X và nồng độ mol các ion có trong dung dịch Y.
Hướng dẫn.
Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn.
Tính số mol Na2CO3 và CaCl2 è số mol CaCO3 è khối lượng kết tủa X.
Tính số mol NaCl è nồng độ mol NaCl è nồng độ mol các ion trong Y. 
Có thể tính toán theo hướng khác.
Xem các chất kết tủa hoàn toàn, các axit và bazơ đã cho điện li hoàn toàn.
V. Dặn dò. HS đọc trước nội dung bài thực hành số 1, đọc thêm phần độ điện li và hằng số điện li.

File đính kèm:

  • docBai 5-tiet 7,8.doc
Giáo án liên quan