Bài giảng Bài 47 – Tiết 58 - Tuần dạy 30: Chất béo

1.1) Kiến thức: Giúp HS

- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là ( RCOO )3 C3H5 , đặc điểm cấu tạo.

- Tính chất vật lí : Trạng thái , tính tan.

 - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm. 9 phản ứng xà phòng hóa )

 - Ứng dụng: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 47 – Tiết 58 - Tuần dạy 30: Chất béo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT BÉO 
Bài 47 – Tiết 58
Tuần dạy 30
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: Giúp HS
- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là ( RCOO )3 C3H5 , đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí : Trạng thái , tính tan.
 - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm. 9 phản ứng xà phòng hóa )
 - Ứng dụng: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
1.2) Kĩ năng: 
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.. rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.
Viết các PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm.
Phân biệt chất béo ( dầu ăn, mỡ ăn ) với hi đrocacbon ( dầu, mở công nghiệp )
Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
Tinh thần hợp tác nhóm.
Ý thức bảo vệ chất béo tránh bị ôi.
2. TRỌNG TÂM:
Khái niệm chất béo, đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của chất béo.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bảng phụ.
 3.2) Học sinh: Đọc trước nội dung bài “Chất béo”
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
4.3/ Bài mới : 
 * Giới thiệu bài: Chất béo là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vậy chất béo là gì ? thành phần và tính chất của nó như thế nào ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chất béo có ở đâu
- GV: ChoHS quan sát mẫu vật (hoặc tranh)
? Những loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo ?
? Trong thực tế chất béo có ở đâu ?
- GV: chốt ý 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của chất béo.
- GV: Gọi 1 HS dự đoán tính chất vật lí của chất béo.
- GV: Hướng dẫn 2 HS biểu diễn thí nghiệm 
+ Cho vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen.
+ Lắc nhẹ.
  HS: Cả lớp quan sát nhận xét tính chất vật lí của chất béo.
Ú Liên hệ: Tại sao người ta dùng benzen hay xăng để tẩy dầu, mỡ ? (chất béo tan trong xăng, benzen, )
* Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần, cấu tạo phân tử của chất béo
- GV thông báo: Chất béo không phải là tên của một chất mà là hỗn hợp của nhiều este.
  HS: Nghiên cứu thông tin SGK/145 
? Đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao thu được sản phẩm gì ?
  HS: Glyxerol ( glixerin) và các axit béo. 
- GV ghi công thức của glixerol, công thức chung của axit béo. Diễn giảng:
+ Phân tử glyxeron có 3 nhóm –OH. Công thức cấu tạo là: CH2 – CH – CH2 
 OH OH OH
 Viết gọn: C3H5(OH)3
+ Các axit béo có công thức chung là: 
R-COOH. Trong đó R- có thể là: C17H35 -, C17H33 -, C15H31 -, 
- GV: Khi cho rượu tác dụng với axit ta được 1 este.
 VD: C3H5(OH)3 tác dụng với axit C17H35COOH ta được 1 este (C17H35COO)3C3H5
  HS: Nhận xét thành phần của chất béo. 
- GV: tóm tắt 
- GV: Gọi HS nêu CT chung của este
  HS: (R-COO)3C3H5
 * Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của chất béo
? Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào? (nhờ có men enzim thủy phân chất béo)
- GV: đun nóng các chất béo với nước (có axit làm xúc tác) tạo thành glixerol và các axit béo. Đây là phản ứng thủy phân (este bị phân tách bởi nước)
- GV: Hướng dẫn HS viết PTHH.
  HS nhóm nhỏ: Nêu phương trình tổng quát.
Ú GV: nhấn mạnh giúp HS dễ nhớ khi viết các PTHH: Phản ứng thủy phân ngược với phản ứng este hóa.
- GV: Tương tự khi đun chất béo với dung dịch kiềm chất béo cũng bị thủy phân.
- GV giới thiệu các phản ứng của axit béo với dung dịch kiềm và hướng dẫn HS viết PTHH.
  HS: nhóm nhỏ nêu phương trình tổng quát.
- GV giới thiệu: hỗn hợp các muối natri của axit béo là thành phần chính của xà phòng. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trừng kiềm là phản ứng xà phòng hoá.
Ú Liên hệ: GV đưa mẫu vật xà phòng: Kí hiệu % là thành phần % qui về axit hữa cơ.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của chất béo
? Chất béo có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật ? (Cung cấp năng lượng)
? Trong công nghiệp chất béo dùng làm gì ?
(Điều chế glyxerol, xà phòng, 1số dầu th.vật, ...)
- GV: Tóm tắt
Ú Liên hệ:
? Mỡ để lâu thấy như thế nào? (ôi, thối)
? Hạn chế quá trình ôi mỡ em có biện pháp nào ? (ướp lạnh, đun mỡ với 1 ít muối ăn)
Ÿ Cơm dừa nấu bánh xà phòng
 Sản xuất xà phòng bánh: Đun mỡ (cơm dừa) với dd NaOH cho vào NaCl đậm đặc để tách lớp xà phòng ra.
I. Chất béo có ở đâu ?
- Trong cơ thể động vật: (mô mở)
- Trong thực vật: (quả, hạt)
II. Tính chất vật lí
 Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hoả.
III. Thành phần cấu tạo phân tử chất béo
- Công thức glixerol: C3H5(OH)3
- Axit béo: R-COOH ( R có thể là C17H35 -, C17H33 - , C15H31 - , )
 Chất béo là hỗn hợp nhiều este của gkixerol với các axit béo và có công thức chung là: (R – COO)3C3H5
 Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5
 (C17H33COO)3C3H5
IV. Tính chất hoá học quan trọng của chất béo
 1. Tác dụng với nước (phản ứng thuỷ phân)
 (R–COO)3C3H5 + 3H2O 
 3RCOOH + C3H5(OH)3
 Chất béo + NướcAxit béo + glixerol
 2. Tác dụng với dung dịch kiềm
 (R - COOH)3C3H5 ) + 3 NaOH
 C3H5(OH)3+ 3RCOONa 
 Chất béo + kiềm glixerol + muối của axit béo 
 - Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá.
V. Ứng dụng của chất béo
 - Là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
 - Để điều chế glixerol và xà phòng.
 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: HS trả lời BT 1, 2, 3 SGK/147
BT1: (SGK/147) Chọn câu D. 
BT2: (SGK/147) Các từ cần điền vào: 
a) Không tan ; tan
b) Thuỷ phân, kiềm, glixerol, các muối của axit béo; 
c) Thuỷ phân, xà phòng hoá.
BT3: (SGK/147) Phương pháp làm sạch vết dầu ăn: b, c, e. Vì xà phòng, cồn 96o, xăng hòa tan được dầu ăn.
BT4: ( Phiếu học tập) Hoàn thành các PTPƯ sau:
a) (CH3COO)3C3H5 +  NaOH .......................... + ..........................
b) (C17HJ35COO)3C3H5 +  H2O .......................... + ..........................
c) (C17H33COO)3C3H5 + .......................... C17H33COONa + ..........................
Đáp án: a) (CH3COO)3C3H5 + 3NaOH 3CH3COONa + C3H5(OH)3
 b) (C17HJ35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
 c) (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH C17H33COONa + C3H5(OH)3
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này : Học bài, làm bài tập 4 SGK /147. 
Hướng dẫn BT4:
a) Aùp dụng ĐLBTKL dựa vào phương trình chữ
b) 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Ôn các bài rượu etylic, axit axetic, chất béo.
 Hoàn thành bảng tổng kết SGK/148 
 Giải nháp các BT 1 4 SGK/148,149.
 - GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 58 chat beo.doc
Giáo án liên quan