Bài giảng Bài 43: Ankin (tiếp)

 1. Về kiến thức

• Học sinh biết được:

+ Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp,tính chất vật lí và cấu trúc phân tử của ankin.

+ Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.

• Học sinh hiểu được:

 + Tính chất hóa học của ankin: phản ứng cộng hidro, cộng brom, cộng hidroclorua, cộng nước, phản ứng đime hóa và phản ứng trime hóa, phản ứng thế của ion kim loại, phản ứng oxi hóa.

 + Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của anken và ankin.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 43: Ankin (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: 	Cô Võ Thị Thanh Trúc	Giáo sinh: 	Huỳnh Thị Xuân Thanh
Lớp: 	11 – nâng cao, bài: 43	Lớp : 	Sư Phạm Hóa Học K07
Tiết: 	Ngày soạn:12/03/2011
BÀI 43: ANKIN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Về kiến thức
Học sinh biết được:
+ Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp,tính chất vật lí và cấu trúc phân tử của ankin. 
+ Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.
Học sinh hiểu được:
 + Tính chất hóa học của ankin: phản ứng cộng hidro, cộng brom, cộng hidroclorua, cộng nước, phản ứng đime hóa và phản ứng trime hóa, phản ứng thế của ion kim loại, phản ứng oxi hóa.
 + Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của anken và ankin.
	2. Về kĩ năng
- Viết các phương trình hóa học của phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa cụ thể.
- Phân biệt được ankin với anken cụ thể.
- Giải được bài tập có liên quan.
	3. Về giáo dục tư tưởng: Làm cho học sinh thấy được:
- Sự liên quan giữa cấu tạo và tính chất.
- Hóa học phục vụ đời sống và sản xuất, từ đó các em có hứng thú với môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Soạn giáo án, bài giảng powerpoint
	2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại .
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Gv: Viết các công thức sau lên bảng:
HC º CH , CH3-C º CH, 
CH3-CH2-CH2ºCH
Gv: Cho biết các công thức trên có đặc điểm gì chung?
Hs: Đều là HC mạch hở trong phân tử có 1 liên kết ba.
Gv: thông báo chúng là các ankin.Vậy thế nào là ankin?
Gv: yêu cầu hs nhắc lại thế nào là đồng đẳng, cho biết chất đầu trong dãy đồng đẳng của ankin là axetilen(C2H2), tìm các chất tiếp theo.
Gv: Nếu gọi số C là n thì CT chung của ankin là gì? 
Hs: CnH2n-2
-Đồng phân: Yêu cầu HS nhìn vào bảng 6.2 trang 175 Sgk , nhìn vào công thức cấu tạo của 4 công thức cuối, nhận xét:Tương tự anken, có đồng phân về mạch C và vị trí nối ba.
- Danh pháp:
- Tên thông thường:
Gv: Đọc tên hai công thức:
 HC º CH : axetilen
 CH3-C º CH: metylaxetilen
Gv: yêu cầu hs rút ra quy luật.
Hs:
- Tên thay thế: 
Gv: Yêu cầu HS nhìn vào bảng 6.2 trang 175sgk, nhìn vào cột tên gọi, rút ra nhận xét: Giống anken, thay -en bằng –in.
- Cấu trúc phân tử:
Gv: Cho hs xem hình ảnh 6.9 và phân tích.
Hs: Lắng nghe
Hoạt động 2 : 
Cộng hidro : 
Gv: Gợi ý pư của ankin xãy ra 2 gđ theo sơ đồ. Yêu cầu HS viết pt của pư.
Gv : Lưu ý HS phản ứng này có thể diễn ra qua từng giai đoạn tùy thuộc vào xúc tác.Xt Ni/to thì tạo anken, xt Pd/PbCO3 tạo anken.
Gv : Viết sơ đồ tóm tắt.
* Cộng Brom : 
Gv :tùy theo nhiệt độ mà dùng lại ở giai đoạn 1 hoặc 2.
Gv : Nhấn mạnh khả năng làm mất màu nước brôm của ankin.
Gv: Phản ứng cộng HX , H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp 
HS: Nhắc lại quy tắc
Maccopnhicop.
*Cộng H2O : xúc tác : Hg2+/H+.
CH2=CH–OH không bền, phân hủy thành andehit hoặc xeton. Mở rộng cho trường hợp nhóm OH gắn vào C mang nối đôi.
* Phản ứng đime hóa và trime hóa: hướng dẫn HS cách viết PTPƯ.
Hoạt động 3 : 
Gv : Cho hs xem video thí nghiệm.
Gv : yêu cầu hs nêu hiện tượng và viết ptpư của phản ứng thế hidro của axetilen.
Gv : Ank-2-in không xãy ra pư này
Gv : viết Pt tổng quát khi cho ankin đầu mạch tác dụng với dd bạc nitrat trong NH3. 
- Lưu ý HS :Phản ứng này dùng để nhận biết ankin có liên kết ba ở đầu dãy
Hoạt động 4 : 
Yêu cầu HS viết và cân bằng PT tổng quát phản ứng cháy của ankin.
Gv : Đối với oxi hóa không hoàn toàn thì cho hs xem thí nghiệm sục ankin vào dung dịch thuốc tím.
Gv : Cho HS biết vì ankin cũng có liên kết bội trong phân tử nên cũng làm mất màu dd KMnO4.
Hoạt động 5 : 
- Cho HS nghiên cứu sgk và nêu phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng của axetilen.
Hoạt động 6 : Củng cố và dặn dò
- Cho HS làm bài tập 3 sgk.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài tập còn lại trong sgk trang 178, 179.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí và cấu trúc.
1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
* Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba.
* Ví dụ : 
C2H2, C3H4, C4H6...
* CT chung : CnH2n - 2 với n ≥ 2.
 Đồng phân:
* Tương tự anken, có đồng phân về mạch C và vị trí nối ba.
 Danh pháp:
a. Tên thông thường:
Vd: HC = CH : axetilen.
HC = C – CH3 : metylaxetilen
* Tên gốc ankyl liên kết với C liên kết ba + axetilen.
b. Tên thay thế:
* Giống anken, thay -en bằng –in.
2. Tính chất vật lí:
(SGK)
3. Cấu trúc phân tử:
(SGK)
III.Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng
a) Cộng Hiđro
HC º CH + 2H2 CH3-CH3
HC º CH +H2 CH2 = CH2
b) Cộng Brom :
C2H5 – C º C – C2H5 
 C2H5 – C = C – C2H5 
 Br Br
 Br Br
C2H5 – C – C – C2H5 
 Br Br
c) Cộng hidro clorua:
HC º CH + HCl→ CH2=CH-Cl
CH2=CH-Cl + HCl → CH3-CHCl2
HC º CH + HCl CH2=CH-Cl
d) Cộng nước:
HC º CH + H – OH 
 [CH2=CH – OH ]® CH3 – CH = O
- Phản ứng cộng HX , H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp 
e) Phản ứng đime hóa và trime hóa:
- Đime hóa :
2CH º CH CH2 = CH – C º CH
-Trime hóa :
 3CH º CH C6H6
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại.
AgNO3 + 3NH3 + H2O ® [Ag(NH3)2]+OH- + NH4NO3
HC º CH + 2[Ag(NH3)2]OH ® 
 Ag – C º C – Ag + 2H2O + 4NH3 
 ↓vàng nhạt.
R-C º CH + [Ag(NH3)2]OH ® 
 R – C º C – Ag + H2O + 2NH3 
 ↓vàng nhạt.
Phản ứng này dùng để nhận biết ankin có liên kết ba ở đầu dãy.
3. Phản ứng oxi hóa.
CnH2n-2 + O2 ® nCO2 + (n-1) H2O 
-Ankin cũng làm mất màu dd KMnO4 
III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG.
1. Điều chế
-Nhiệt phân CH4 :
2CH4 CH º CH + 3H2
-Từ canxicacbua :
CaC2 + 2H2O ® Ca(OH)2 + C2H2 
2. Ứng dụng :
Dùng trong đèn xì để hàn, cắt KL.
C2H2 + O2 ® 2CO2 + H2O; DH = -1300KJ

File đính kèm:

  • docAnkin.doc
Giáo án liên quan