Bài giảng Bài 41 - Tiết 51: Nhiên liệu

) Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

- Cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông dụng.

- Cách sử dụng nhiên liệu ( ga, dầu hỏa, than ) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 41 - Tiết 51: Nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41 - Tiết 51 
Tuần dạy 27 
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: Giúp HS nắm:
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
Cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông dụng.
Cách sử dụng nhiên liệu ( ga, dầu hỏa, than) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng 
- Sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành.
1.3) Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận khi sử dụng nhiên liệu. 
2. TRỌNG TÂM
	- Khái niệm nhiên liệu.
	- Phân loại nhiên liệu.
	- Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Biểu đồ hình 4.21, 4.22. một số mẫu nhiên liệu như: than, cồn
3.2) Học sinh: Đọc trước nội dung bài 41/130
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra bài cũ : 
* hs : (HS yếu) Dầu mỏ được chế biến như thế nào. Kể tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ? 
 Chưng cất dầu mỏ ở nhiệt độ khác nhau trong tháp chưng cất. 
 Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hỏa, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường 
5đ
5đ
4.3/ Bài mới : 
* Giới thiệu: Hàng ngày gia đình nào cũng cần một loại chất đốt để đun nấu: như chất khí gaz, cồn, than,  Vậy nhiên liệu là gì ? Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ? chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiên liệu là gì?
- GV: Hãy kể 1 vài nhiên liệu thường dùng ?
  HS phát biểu: than, củi, dầu hoả, khí gaz
- GV: Các chất trên khi cháy đều có hiện tượng gì ? 
  HS: (toả nhiệt và phát sáng)
- GV: Người ta gọi các chất trên là nhiên liệu hay chất đốt.
? Vậy nhiên liệu là gì ?
? Vậy khi dùng điện để thắp sáng hay đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu hay không ? (không)
Ÿ Lưu ý: Điện là 1 dạng năng lượng có thể phát sáng, tỏa nhiệt nhưng không phải là 1 loại nhiên liệu.
? Nhiên liệu có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất ? ví dụ ?
  HS: đóng vai trò quan trọng.
 VD: than, củi, dầu mỏ, khí than, khí gaz  
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại nhiên liệu 
- GV: Các loại nhiên liệu ở trạng thái nào?   HS: rắn, lỏng, khí
- GV: Nêu câu hỏi, kết hợp biểu đồ H4.21 
 Có các loại nhiên liệu: than gỗ, xăng, dầu hỏa, khí thiên nhiên, rượu, khí lò cốc, khí lò cao, cồn,  
1) Phân loại các nhiên liệu trên.
2) Trình bày đặc điểm, thành phần lĩnh vực ứng dụng của mỗi loại nhiên liệu.
  HS: Họat động nhóm trả lời 
  HS: Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV: Giới thiệu hàm lượng cacbon trong các loại than (H4.21) và năng suất nhiệt của một số nhiên liệu (H4.22). 
  HS: Các nhóm HS dựa vào bảng đó, đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1) Nhận xét về hàm lượng cacbon trong các loại than ?
2) Nhận xét về năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông thường ? 
3) Ứng dụng của từng loại nhiên liệu ?
4) Tác dụng của việc sử dụng nhiên liệu dến môi trường ?
  HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV: Bổ sung, kết luận.
ª liên hệ: Mỏ than bùn ở Châu Thành.
? Kể các nhiên liệu lỏng ? Nhiên liệu lỏng chủ yếu dùng làm gì?
  HS: Cá nhân trả lời. 
? Kể các nhiên liệu khí? Nhiên liệu khí chủ yếu dùng làm gì ? 
? Nhiên liệu khí khi cháy có đặc điểm gì ? (toả nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại môi trường).
  HS: Cá nhân trả lời. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng nhiên liệu 
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi sau:
1) Gia đình em đun nấu bằng nhiên liệu gì ?
2) Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ? (Nhiên liệu phải cháy hoàn toàn, không gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, tận dụng được nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy)
3) Tại sao tia lửa cháy của bếp gaz được chia thành nhiều khe chia hở ?
4) Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả ta phải thực hiện những biện pháp gì ?
  HS: hoạt động nhóm nhỏ trả lời.
  HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV: Bổ sung, kết luận.
- GV: Tích hợp giáo dục tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
- GV chốt kiến thức toàn bài.
I. Nhiên liệu
 Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào (3loại) 
 1. Nhiên liệu rắn: (than mỏ, gỗ, )
- Than mỏ được hình thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân huỷ dần trong hàng triệu năm.
- Than mỏ gồm các loại: than gầy, than mỡ, than non, than bùn.
 2. Nhiên liệu lỏng: (rượu, xăng, dầu hoả, ) 
 Chủ yếu dùng cho động cơ đốt trong, phần nhỏ để đun nấu và thắp sáng.
 3. Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí than, khó lò cốc,  
 Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả
- Cung cấp đủ không khí (oxi) cho quá trình cháy.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với không khí hoặc với oxi.
- Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
HS trả lời các câu hỏi: Nhiên liệu là gì ? Nhiên liệu được phân loại như thế nào ? Biện pháp sử dụng nhiên liệu có hiệu quả ? (HS trả lời ở phần ND I, II, III)
BT1 SGK/ 132: a) Vừa đủ (đúng)
BT3 SGK/132 Nhiên liệu là những chất đốt khi cháy toả nhiệt và phát sáng 
 a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
 b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy diễn ra dễ hơn.
 c) Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm hoàn chỉnh các bài tập 1- 4/132 SGK. 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Luyện tập chương IV” Ôn kiến thức: Metan, etilen, axetilen, benzen. 
GV nhận xét tiết dạy.
 5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 51 nhien lieu.doc
Giáo án liên quan