Bài giảng Bài 37: Axit - Bazơ - muối (tiết 5)

1. Kiến thức:

 - HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng tên hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại viết được CTHH khi biết tên của hợp chất.

 - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học.

 3. Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 37: Axit - Bazơ - muối (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: AXIT - BAZƠ - MUỐI (tt) 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng tên hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại viết được CTHH khi biết tên của hợp chất.
	- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục tính tích cực trong học tập
	- Giáo dục lòng yêu môn hóa.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Bảng phụ.
	- Bảng nhóm
	2. Học sinh:
	- Học bài và đọc phần III.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	- Thuyết trình
	- Đặt và giải quyết vấn đề.
	- Vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
- GV yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số
- GV:
1). Nêu định nghĩa, phân loại, cách gọi tên axit?
Nêu định nghĩa, phân loại cách gọi tên Bazơ?
- GV nhận xét - cho điểm 
- GV gọi 2 HS chữa 2 bài tập 2 và 4 SGK/130.
- GV nhận xét - cho điểm
- GV: Muốn có định nghĩa, CTHH, cách gọi tên, phân loại như thế nào?). 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời:
- HS nhận xét 
- HS sữa bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: MUỐI
I/. MUỐI
 1/. Khái niệm:
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
VD: Na2CO3, Na2SO4, Al2(SO4)3
 2/. Công thức hóa học:
MXAY
Trong đó
M: Nguyên tử kim loại
A: Gốc Axit
 3/. Phân loại:
 a. Muối trung hòa:
 Là muối trong gốc axit không còn nguyên tử Hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: Na2CO3, NaCl, Fe2(SO4)3
 b. Muối axit:
 Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử Hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: NaHCO3, NaHSO4..
- GV yêu cầu HS cho 3 ví dụ về muối mà em biết.
- GV nhận xét
- GV: Em có nhận xét gì về thành phần của 3 muối trên.
- GV nhận xét và bổ sung
- GV: Muối giống axit ở điểm nào? Muối giống Bazơ ở điểm nào?
- GV nhận xét và tổng kết
- GV: Từ những kiến thức đã tìm hiểu kết hợp với SGK em hãy phát biểu định nghĩa muối.
- GV tổng kết
- GV: Vậy em nào có thể đưa ra công thức dạng chung của muối.
- GV nhận xét, bổ sung
- GV giới thiệu dựa vào thành phần mà ta có thể chia muối thành 2 loại.
+ Muối trung hòa
+ Muối axit
- GV: Vậy muối axit là gì?
- GV nhận xét
- GV: Vậy còn muối trung hòa là gì?
- GV nhận xét
- GV: Em có thể cho 1 vài VD về muối trung hòa và muối axit
- GV nêu nguyên tác gọi tên của muối
Tên muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị)
- GV: Cho các muối FeCl2, CaCO3, NaHCO3 yêu cầu HS gọi tên.
- GV giới thiệu cách đọc tên muối axit
- Tên muối axit: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị)+ Hidro + tên gốc axit.
- GV cho HS gọi tên KHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2
- GV nhận xét
- HS: NaCl, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3
- HS nhận xét
- HS: Muối gồm 2 phần: gốc axit và nguyên tử kim loại
- HS nhận xét
- HS: Muối giống axit là có gốc axit. Muối giống ba zơ là có nguyên tử kim loại.
- GV nhận xét và bổ sung
- HS: Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- HS khác nhắc lại
- HS công thức dạng chung của muối là MXAY 
A: Gốc axit 
M: nguyên tử kim loại
- HS khác nhận xét
- HS trả lời: Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử Hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
- HS khác nhận xét
- HS: Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có nguyên tử nguyên tử Hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
- HS nhận xét
- HS cho ví dụ
Na2SO4, NaCl, NaHCO3,...
- HS nhắc lại cách gọi tên muối
- FeCl2: (Sắt (II) clorua
- CaCO3: Canxi cacbonat
- NaHCO3: 
- HS khác bổ sung và nhận xét
- HS: KHCO3: Kali hidro cacbonat
NaHSO4: Natri hidro sunfat
Ca(HCO3)2: Canxi hidro 
 Cacbonat
- HS nhận xét - bổ sung
Hoạt động 2: CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
- GV viết công thức hóa học của những muối sau đây
a/. Đồng (II) Clorua
b/ Kẽm sunfat
c/. Sắt (III) Sunfat
d/. Magu hidrocacbonat
e/. Canxi photphat
f/ Natri hidro photphat
- GV hoàn thành bảng sau
Oxit
Bazơ
Bazơ
Tứ
Oxit
Axit
Axit
Tứ
Muối KL(B)+Gax(A)
K2O
HNO3
Ca(OH)2
SO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
- GV nhận xét
- HS
CuCl2
ZnSO4
Fe2(SO4)3
Mg(HCO3)2
Ca3(PO4)2
Na2HPO4
- HS hoàn thành
Oxit
Bazơ
Bazơ
Tứ
Oxit
Axit
Axit
Tứ
Muối KL(B)+Gax(A)
K2O
KOH
N2O5
HNO3
KNO3
CaO
Ca(OH)2
SO2
H2SO3
CaSO3
Al2O3
Al(OH)3
SO3
H2SO4
Al2(SO4)3
BaO
Ba(OH)2
P2O5
H3PO4
Ba3(PO4)2
- HS nhận xét và bổ sung
Hoạt động 3: DẶN DÒ
- Học bài và làm bài tập 
6/SGK/130
- Đọc bài tiếp theo
- HS chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • docbai 37.doc