Bài giảng Bài 34 ( tiết 57): Một số hợp chất quan trọng của nhôm

I. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

Hiểu: Tính chất hoá học của oxit, hiđroxit, cacbonat, muối sunfat của nhôm, nhôm oxit và nhôm hiđroxit có tính chất lưỡng tính

Biết: Một số ứng dụng quan trọng của hợp chất nhôm

2. Kỹ năng

- Biết tiến hành 1 số thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học Al2O3, Al(OH)3.

- Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất của Al2O3, Al(OH)3.

- Biết cách nhận biết từng chất: muối nhôm, Al2O3, Al(OH)3.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 34 ( tiết 57): Một số hợp chất quan trọng của nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34 ( tiết 57)
Một số hợp chất quan trọng của nhôm
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Hiểu: Tính chất hoá học của oxit, hiđroxit, cacbonat, muối sunfat của nhôm, nhôm oxit và nhôm hiđroxit có tính chất lưỡng tính
Biết: Một số ứng dụng quan trọng của hợp chất nhôm
2. Kỹ năng 
- Biết tiến hành 1 số thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học Al2O3, Al(OH)3.
- Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất của Al2O3, Al(OH)3.
- Biết cách nhận biết từng chất: muối nhôm, Al2O3, Al(OH)3.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ: - ống nghiệm và đèn cồn.
2. Hoá chất: - Dung dịch HCl, NaOH, AlCl2, Al2O3.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
ổn định trật tự
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1 (khoảng 5 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc các thông tin ở bài học và trả lời câu hỏi. 
- Cho biết trạng thái, mầu sắc, tính tan, trong nước, nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
- Trong tư nhiên, Al2O3 tồn tại ở những dang nào?
1. Nhôm oxit Al2O3.
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
HS trả lời
- Al2O3 là chất rắn, mầu trắng, không tan trong nước,nóng chảy ở nhiệt độ cao.
- Trong tự nhiên có 2 dạng: Dạng ngậm nước Al2O3. 2H2O có trong quặng boxit; Dạng khan như êmri, corinddon (ngọc thạch) hoặc chứa trong các loại đá quý rubi, sa phia.
* Hoạt động 2 (khoảng 15 phút). 
Để nghiên cứu tính chất hoá học của nhôm oxit, GV yêu cầu HS:
- Đọc các thông tin trong bài học.
- Thực hiện thí nghiệm 1: 
+ Tác dụng của Al2O3 với dung dịch axit HCl.
+ Tác dụng của Al2O3 với dung dịch NaOH.
 Quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
Rút ra nhận xét về tính bền vững và tính chất lưỡng tính của Al2O3
b. Tính chất hoá học
HS nêu:
- Tính bền vững: Do Al3+ có điện tích lớn, bán kính ion nhỏ nên tạo liên kết với oxi trong Al2O3 rất bền vững. Al2O3 khó bị khử thành kim loại Al.
- Al2O3 là oxit lưỡng tính Al2O3 vừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit.
	Al2O3 + 6H+ 2 Al3+ +3H2O
Al2O3 + 2OH- + 3H2O 2[Al(OH)4]-
c. ứng dụng
HS đọc các thông tin ở bài học, quan sát hình 5.9 (SGK), rút ra 1 số ứng dụng của nhôm oxit.
*Hoạt động 3 (khoảng 15 phút). 
GV nêu vấn đề: Al(OH)3 có tính chất và ứng dụng gì?
 GV yêu cầu HS:
- Dự đoán tính chất hoá học của Al(OH)3 dựa trên cơ sở những kiến thức đã biết: Al(OH)3 không tan trong nước, hiđroxit lưỡng tính.
- Kiểm tra dự đoán bằng cách thực hiện thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 2: Tính không bền của Al(OH)3
Nung nóng ống nghiệm chứa Al(OH)3 vừa điều chế trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH. Rút ra nhận xét.
+ Thí nghiệm 3: tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 .
Nhỏ từ từ mỗi dung dịch HCl và dung dịch NaOH vào ống nghiệm 1 và 2 đựng Al(OH)3 cho đến dư.
Quan sát hiện tượng, giải thích viết các PTHH và rút ra nhận xét.
Đọc thêm thông tin trong bài học.
HS kết luận về tính chất hoá học của Al(OH)3
GV theo dõi, yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, báo cáo kết quả để hoàn thiện kiến thức.
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
HS nêu:
- Nhôm hiđroxit không bền dễ bị nhiệt phân huỷ tạo thành nhóm oxit.
- Nhôm hiđroxit có tính lưỡng tính. Khi tác dụng với axit mạnh, nó thể hiện tính bazơ, khi tác dụng bazơ mạnh nó thể hiện tính axit.
HS viết các PTHH
a. Tính không bền với nhiệt
2 Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
b. Tính lưỡng tính
Al (OH)3 + 3HCl đ AlCl3 + 3H2O
Al(OH )3 + 3H+ đ Al3+ +3H2O
Al(OH)3 + NaOH đ Na[Al(OH)4]
Al(OH)3+ OH- đ [Al(OH)4]-
* Hoạt động 4 (khoảng 5 phút)
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong bài học và trả lời câu hỏi. 
Hãy kê tên hoá học và tên thông dụng, viết công thức hoá học dạng muối ngậm nước, nêu 1 số ứng dụng của nhôm Sunfat trong đời sống và trong sản xuất.
3. Nhôm Sunfat
Phèn chua:
K2SO4.Al2SO4.24 H2O.
* Hoạt động 5 (khoảng 5 phút). củng cố
HS làm bài tập củng cố sau:
1) Thả 1 dây nhôm vào dung dịch NaOH. Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các PTHH.
2*) Dự đoán hiện tượng và viết các PTHH xảy ra, khi:
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 cho đến dư được dung dịch A.
 Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A cho đến dư.
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 1,2,3,4,5, (SGK)
IV. Hướng dẫn giải bài tập trong SGK
1. Có thể nhận biết như sau: Cho 3 chất rắn vào 3 ống nghiệm đựng dung dịch NaOH riêng biệt. Nếu có khí bay lên, đó là Al. Nếu chất rắn tan, đó là Al2O3 . Nếu không có hiện tượng gì, đó là Mg.
HS tự viết PTHH.
2. 	HS tự viết PTHH. Riêng đối với phản ứng (3) có thể dùng chất tác dụng là dung dịch bazơ như NaOH , dung dịch NH3.
3. 	Các công việc cụ thể cần tiến hành là:
- Điều chế Al(OH)3 và Al2 O3.
- Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của Al(OH)3 và Al2 O3 với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
HS viết các PTHH.
4. 	a) 	2Al +6H2O + 2NaOH đ 2Na[Al(OH)4] +3H2
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O đ 2Na[Al (OH)4]
b) Số mol H2 là 0,6 mol.
	Số mol Al là 0,4 mol. Khối lượng Al là o,4 .27 =10,8 (g)
	Khối lượng Al2O3 là 20,4 gam (0,2 mol)
c) 	Số mol NaOH = 0,4 +0,4 =0,8 (mol)
	Thể tích dung dịch NaOH 4M là 0,2 (lít)
	Thể tích thực dùng là 200cm3 + 10cm3 = 210cm3

File đính kèm:

  • docTiet57nc.doc
Giáo án liên quan