Bài giảng Bài 31 - Tiết 40 - Tuần 21: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1.1) Kiến thức: HS biết

- Qui luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm.

- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn và biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 31 - Tiết 40 - Tuần 21: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31 - Tiết 40
Tuần dạy 21
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: HS biết
- Qui luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. 
- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
 - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn và biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, tinh thần hợp tác nhóm
2. TRỌNG TÂM:
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
3. CHUẨN BỊ 
3.1) Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phiếu học tập
3.2) Học sinh: Tìm hiểu nội dung phần III, IV SGK / 98, 99
4. TIẾN TRÌNH 
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2/ Kiểm tra miệng:
* HS 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp như thế nào ? Nêu sơ lược cấu tạo bảng tuần hoàn. (10đ)
* HS 2: Nêu những điều em biết ở ô nguyên tố số 20 ? (10đ)
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
 - Cấu tạo: 
 Ô nguyên tố: Có hơn 100 nguyên tố, mỗi nguyên tố chiếm 1 ô trong bảng.
 Chu kì: 7 Được sắp xếp theo chiều tăng
 Nhóm : 8 dần điện tích hạt nhân.
 Số hiệu nguyên tử = số thứ tự = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân = 20 
 KHHH: Ca ; Số hiệu nguyên tử: 22
 Tên nguyên tố: Can xi ; NTK: 40
 Chu kì 4: Có 4 lớp e
 Nhóm II: Có 2 e lớp ngoài cùng
5đ
5đ
4đ
2đ
2đ
1đ
1đ
4.3/ Bài mới : 
* Giới thiệu: Các em đã tìm hiểu xong phần nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ý nghĩa của chúng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi tính chất của các ngtố trong bảng tuần hoàn. 
- GV: Yêu cầu HS quan sát các chu kì cụ thể và tìm hiểu thông tin SGK /98 rút ra qui luâït biến đổi tính chất chung trong một chu kì.
- GV: Yêu cầu HS quan sát chu kì 2, 3 và xem vd SGK /98 trả lời các ý sau :
+ Số lượng nguyên tố. ( Có 8 nguyên tố)
+ Số thứ tự của nhóm cho ta biết điều gì. Từ đó hãy cho biết số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử từ Li Ne.
( Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử )
 Li: Nhóm I có 1e lớp ngoài cùng 
 Be: Nhóm II có 2e lớp ngoài cùng,  )
+ Số e lớp ngoài cùng biến đổi như thế nào từ Li Ne.
 (Số e của nguyên tử tăng dần từ 1 8 e)
+ Nhận xét tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố.
(Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần)
+ So sánh tính phi kim giữa C, F, O
(F là phi kim mạnh nhất, C có tính phi kim yếu, O có tính phi kim yếu hơn F F > O > C)
- Tương tự HS xét chu kì 3
+ Có 8 nguyên tố
+ Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
 Na: Nhóm I có 1e lớp ngoài cùng 
 Mg: Nhóm II có 2e lớp ngoài cùng,  )
+ Số e của nguyên tử tăng dần từ 1 (Na) 8 (Ar)
+ Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần
 VD: Na > Mg > Al ; P > S > Cl
- GV nhấn mạnh: Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm.
  HS: hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trên. 
- GV : Yêu cầu HS quan sát nhóm I, VII, rút ra nhận xét về sự biến đổi số lớp electron.
  HS: Quan sát quan sát nhóm I, VII và đọc thông tin SGK /99 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
? Nhận xét về sự biến đổi số lớp electron và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một nhóm.
? Cho biết kim loại và phi kim mạnh nhất trong 2 nhóm: I, VII 
? So sánh tính kim loại và phi kim của Na, K, Cl, F.
  HS: KL mạnh nhất: Natri
 PK mạnh nhất: F
 KL: Na > K
 PK: F > Cl
* Vận dụng làm BT 5, 6 SGK /101
  HS: hoạt động nhóm theo dãy bàn để giải 2 BT trên
  HS: Đại diện nhóm trình bày.
 BT5: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại. Cách sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm là: 
 b. K, Na, Mg, Al.
 BT6: Các nguyên tố được xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: As, P, N, O, F
 Giải thích: As, P, N cùng có 5e ở lớp ngoài cùng, nhóm V theo vị trí của 3 nguyên tố và qui luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết được tính phi kim tăng theo trật tự sau: As, P, N, O, F có cùng 2 lớp e, cùng ở chu kì 2. Theo vị trí trong chu kì và qui luật biến thiên tính chất kim loại, phi kim tăng theo trật tự N, O, F. Do đó ta suy ra được kết quả trên.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD SGK /99, 100 nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 
? Khi biết vị trí của 1 nguyên tố trên bảng tuần hoàn, ta có thể suy đoán được những điểm gì về nguyên tử đó ? 
  HS: Suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố đó.
? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có ý nghĩa như thế nào ? Nêu ví dụ ?
 VD: nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 7 nên có điện tích hạt nhân là 7+, có 7e. Nguyên tố này ở chu kì 2, nhóm V nên có 2 lớp e, lớp ngoài cùng có 5 e. Tính phi kim của nitơ mạnh hơn cacbon và photpho yếu hơn oxi.
 VD: Nguyên tử của nguyên tố x có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp e và có e lớp ngài cùng là 6e nên x ở ô 16, chu kì 3, nhóm II, là nguyên tố phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm IV.
- GVGDHN các ngành nghề có liên quan.
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
 1. Trong một chu kì
 - Trong chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 8 electron.
 - Tính chất kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
 2. Trong một nhóm
 - Số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
 - Biết vị trí của nguyên tố hoá học ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: : 
- Gọi 2 HS đọc mục em có biết.
- GV phát phiếu học tập: 1 , 2 ( HS hoạt động nhóm )
Vị trí nguyên tố
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của ngtố
Số đtích hạt nhân
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Số hiệu nguyên tử
9
STT chu kì
2
STT nhóm
VII
Vị trí nguyên tố
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất của ngtố
Số đtích hạt nhân
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Số hiệu nguyên tử
STT chu kì
12+
3
2
STT nhóm
+ Nhóm 1, 2 điền thông tin vào bảng 1
+ Nhóm 1, 2 điền thông tin vào bảng 1
- GV kiểm tra kết quả các nhóm
- HS hoạt động cá nhân
BT1/101 SGK: 
- Nguyên tố có số hiệu nguyên 12 điện tích hạt nhân 12+, có 12 electron. Ở chu kì 3 có lớp electron, nhóm II nên có 2 electron lớp ngoài cùng.
- Nguyên tố có số hiệu nguyên tử 16 nên điện tích hạt nhân 16+, có 16 e, ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron, ở nhóm VI nên có 6 electron lớp ngoài cùng.
 BT2/101 SGK:
Nguyên tố X ở ô 11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1e, là nguyên tố kim loại mạnh vì ở đầu chu kì 3.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, luyện viết PTHH. trả lời các câu hỏi 1- 6 / 95 SGK
- Học bài, làm bài tập 6, 7 / 101 SGK. 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Ôn lại: Tính chất hoá học của phi kim, Clo, Cacbon. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn tiết sau “ôn tập”
- GV nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 40 so luoc bang th tt.doc
Giáo án liên quan