Bài giảng Bài 30 - Tiết 38: Silic - công nghiệp silicat
1.1) Kiến thức: HS biết:
- Silic là phi kim hoạt động yếu ( tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hi đro ), SiO2 là một oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loaị kiềm ở nhiệt độ cao).
- Một số ứng dụng quan trọng của silic, silicđioxit và muối silicat.
- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
Bài 30 - Tiết 38 Tuần dạy 1. MỤC TIÊU 1.1) Kiến thức: HS biết: - Silic là phi kim hoạt động yếu ( tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hi đro ), SiO2 là một oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loaị kiềm ở nhiệt độ cao). - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silicđioxit và muối silicat. - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. 1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng: - Đọc và tóm tắt được thông tin về Si. SiO2, muối silicat , sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. - Viết các PTHH minh họa cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat. 1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh hứng thú với công nghiệp hóa học 2. TRỌNG TÂM - Si. SiO2, sơ lược về thủy tinh, đồ gốm, sứ, xi măng. 3. CHUẨN BỊ 3.1) Giáo viên: Tranh H 3.19, 3.20/ 93SGK. 1số đồ dùng bằng thuỷ tinh. 3.2) Học sinh: Mẫu vật: đồ gốm, sứ, đất sét, cát trắng. 4. TIẾN TRÌNH 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2/ Kiểm tra miệng : - Câu 1: BT 3 SGK /91 (HS yếu) (10đ) - Câu 2: (HS khá) chữa BT 4 SGK/ 91 (10đ) - Câu 3: (HS khá) chữa BT 5 SGK/ 91 (10đ) HS trình bày đẹp, làm đủ các BT về nhà. (1) C + O2 CO2 (2) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (3) CaCO3 CaO + CO2 Cặp chất K2CO3 và NaCl cùng tồn tại vì chúng không phản ứng với nhau. Các cặp chất câu a, c, d, e không cùng tồn tại vì giữa chúng có phản ứng xảy ra: H2SO4 + 2KHCO3 K2SO4 + CO2 + 2H2O MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl Ba(OH)2 + K2CO3 BaCO3 + 2KOH Số mol của 980g H2SO4: =(mol) 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O Theo PTHH: = 2 . 10 = 20 (mol) = n . 22.4 = 20 . 22.4 = 448 (l) 1đ 3đ 3đ 3đ 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 3đ 2đ 3đ 4.3/ Bài mới : * Giới thiệu: Silic - công nghiệp silicat có những tính chất và ứng dụng gì ? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay: “ Silic - công nghiệp silicat ” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu về silic HS viết KHHH và NTK của silic. - GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục I. thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng ? HS: đại diện nhóm báo cáo HS: đại diện các nhóm khác nhận xét. - GV chốt lại nội dung * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của silic đioxit. - GV: Silic là một phi kim, vậy silic dioxit có những tính chất gì ? có tính chất gì đặc biệt ? (Có tính chất của một oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ ở nhiệt độ caomuối silicat) HS: thảo luận theo nhóm. HS: đại diện nhóm trả lời. * Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về công nghiệp silicat HS: tìm hiểu thông tin SGK ? Công nghiệp silicat gồm những ngành nào ? (Thủy tinh, gốm, sứ, xi măng ) ? Hãy nêu vài sản phẩm của đồ gốm em đã gặp trong thực tế ? (gạch ngói, sành, sứ, ) - GV cho HS quan sát hình 3.19 và một số sản phẩm từ đồ gốm ? Hãy cho biết nguyên liệu sản xuất đồ gốm ? - GV giải thích: Fenpat là khoáng vật có thành phần gồm các oxit của silic, nhôm, natri, canxi, HS: nghiên cứu SGK ? Sản xuất đồ gốm gồm những giai đoạn nào ? ? Nước ta có những cơ sở sản xuất gốm ở đâu ? ( Bát Tràng ở Hà Nội công ty sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé, ) HS: nghiên cứu SGK ? Xi măng có vai trò như thế nào trong đời sống ? Nguyên liệu để sản xuất ? ( Vật liệu xây dựng. Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát ) HS: nghiên cứu SGK ? Sản xuất ximăng gồm những giai đoạn nào ? ? Nước ta có những cơ sở sản xuất ximăng ở đâu ? HS: nghiên cứu SGK ? Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh? - GV thuyết trình các công đoạn sản xuất thủy tinh ( hình 3.20) (Trộn hỗn hợp: cát, đá vôi, sôđa, nung hỗn hợp trong lò. Làm nguội từ từ thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh dẻo thành các các đồ vật) - GV: Em hãy kể 1 số cơ sở sản thủy tinh ở nước ta - GVGDHN các ngành nghề có liên quan. I. Silic: Kí hiệu :S Nguyên tử khối: 28 1. Trạng thái tự nhiên: Silic là nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng. 2. Tính chất - Silic là chất rắn, màu xám khó nóng chảy. - Silic tinh khiết là chất bán dẫn. - Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl2. - Phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao. Si (r) + O2 (k) SiO2 (r) II. Silic dioxit (SiO2) - SiO2 là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ ở nhiệt độ caomuối silicat SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O SiO2 (r) + CaO (r) CaSiO3 (r) - SiO2 không phản ứng với nước. III. Sơ lược về công nghiệp silicat 1. Sản xuất đồ gốm, sứ a) Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, Fenpat. b) Các công đoạn chính: - Nhào các nguyên liệu trên với nước thành khối dẻo rồi tạo hình sấy khô thành các đồ vật. - Nung ở nhiệt độ cao thích hợp. c) Cơ sở sản xuất: Bát Tràng (Hà Nội), công ty sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé, 2. Sản xuất xi măng a) Nguyên liệu: đất sét, đá vôi, cát . b) Các công đoạn chính: - Nghiền nhỏ đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước thành dạng bùn. - Nung hỗn hợp tên trong lò quay ở t0= 1400 - 15000C thu được clanhke rắn. - Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn, đó là xi măng. c) Cơ sở sản xuất: Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tiên 3. Sản xuất thuỷ tinh a) Nguyên liệu chính: Cát trắng, đá vôi, sôđa (Na2CO3) b) Các công đoạn chính: - Trộn nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp. - Nung hỗn hợp trong lò nung t0= 9000C thành thuỷ tinh dạng nhão. - Làm nguội từ từ được thuỷ tinh dạng dẻo, ép thổi thành đồ vật. PTHH: CaCO3 CaO + CO2 CaO + SiO2 CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2 c) Các cơ sở sản xuất: Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố HCM, 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1: Trong tự nhiên silic có nhiều ở đâu ? (trong vỏ trái đất). Câu 2: Silic là phi kim như thế nào? (hoạt động hoá học yếu) Câu 3: Ở Tây Ninh, Hoà Thành, Tân Hòa có những cơ sở sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh hay xi măng nào không ? (có các cơ sở sản xuất gạch ngói và đang có dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng) 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài, luyện viết PTHH. trả lời các câu hỏi 1- 4 / 95 SGK - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị: “ Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” - GV nhận xét tiết dạy. 5 . RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :
File đính kèm:
- tiet 38.doc