Bài giảng Bài 3: Tính chất hóa học của axit (tiết 11)

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 Về kiến thức:

- Trình bày được tính chất hóa học của axit: tác dụng được với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.

 Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Tính chất hóa học của axit (tiết 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều
Lớp: 9A Ngày soạn: / /
 Ngày dạy: / /
Tiết: Bài 3:
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Về kiến thức:
Trình bày được tính chất hóa học của axit: tác dụng được với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng. 
Nội dung trọng tâm:
Tính chất hóa học của axit, tính chất riêng của H2SO4.
Phản ứng điều chế mỗi loại axit.
Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat.
Phương tiện – thiết bị dạy học:
Giáo viên:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, giá ống nghiệm.
+ Hóa chất: dd HCl, H2SO4 loãng, quỳ tím, Zn, Al, Fe, Cu(OH)2, Fe2O3.
Học sinh:
+ Xem trước bài mới.
+ Ôn lại định nghĩa về axit.
Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp chủ yếu: thực hành thí nghiệm nghiên cứu.
Kết hợp với phương pháp: đàm thoại, hoạt động nhóm
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: H2SO3 BaSO3 
Hoàn thành sơ đồ sau: CaSO3 SO2 K2SO3
 Na2SO3
Sữa bài tập 2 SGK.
Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của axit
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Chia lớp thành 4 nhóm. Tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 + Nhóm 1: axit làm đổi màu chất chỉ thị.
 + Nhóm 2: axit tác dụng với kim loại.
 + Nhóm 3: axit tác dụng với bazơ.
 + Nhóm 4: axit tác dụng với oxit bazơ.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát kết quả thí nghiệm và tiến hành báo cáo kết quả và rút ra nhận xét axit có tính chất hóa học như thế nào.
- Yêu cầu các nhóm ghi phương trình minh họa cho các báo cáo của nhóm.
- Sau khi các nhóm đã báo cáo GV tiến hành đặt câu hỏi:
+ Tại sao ở TN1 quỳ tím bị đổi màu?
+ Tại sao ở TN2 lại có khí thoát ra? 
+ Tại sao ở TN3 dd lại có màu xanh lam, màu xanh lam là màu của chất nào?
+ Màu vàng nâu ở TN4 là do đâu?
- Tiến hành phân nhóm theo sự hướng dẫn của GV. Tiến hành TN theo yêu cầu và tiến hành báo cáo kết quả :
+ Nhóm 1: quỳ tím hóa đỏ.
+ Nhóm 2: kim loại bị hòa tan, đồng thời có bọt khí không màu bay ra.
+ Nhóm 3: Cu(OH)2 bị hòa tan tạo dd xanh lam.
+ Nhóm 4: Fe2O3 bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam.
- Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời:
+ dd axit làm quỳ tím đổi màu
+ Khí thoát ra ở TN2 là do axit tác dụng với KL tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô
+ Do sau pư sinh ra dd muối đồng màu xanh lam (CuSO4).
+ Do sau pư có sự tạo thành dd muối sắt (III) nên có màu vàng nâu.
I. Tính chất hoá học: 
 1. Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím thành đỏ. 
 2. Axit tác dụng với kim loại: 
2HCl(dd)+Zn(r)® 
 ZnCl2(dd) + H2(k) 
3H2SO4(dd)+2Al(r)® 
 Al2(SO4)3(dd)+H2(k) 
dd axit + m.số k.l ® muối + khí H2
Chú ý: axit nitric (HNO3) và axit sunfuric loại không g.p. khí hidro. 
3. Axit t.d với bazơ:(p.ứng trung hoà) 
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) ® CuSO4(dd) + H2O 
NaOH(dd)+HCl(dd)®NaCl(dd) + H2O(l) 
 axit + bazơ ® muối + nước
4. Axit tác dụng với oxit bazơ: 
CuO(r)+ H2SO4(dd)® CuSO4(dd)+ H2O(l) 
Đen dd xanh lam
Fe2O3(r)+ 6HCl(dd) ® 2FeCl3(dd) +3H2O 
 dd vàng nâu 
 axit + oxit bazơ ® muối + nước
Hoạt động 2: Axit mạnh và axit yếu
– Gọi 1 HS tiến hành đọc SGK và đọc phần em có biết Sau đó tiến hành đặt câu hỏi:
+ Thế nào là axit mạnh, axit yếu
+ Dựa vào tính chất hóa học của axit ta có thể chia axit thành bao nhiêu loại?
+ GV chốt lại vấn đề.
- Tiến hành hoạt động theo yêu cầu và trả lời câu hỏi:
+ Axit mạnh: Phản ứng nhanh với KL, với muối cacbonat, dẫn điện tốt. Axit yếu thì ngược lại
+ Chia thành 2 loại: 
 * Axit mạnh: HCl, HNO3
 * Axit yếu: H2S, H2CO3
II. Axit mạnh và axit yếu: dựa vào tính chất hoá học, axit chia thành 2 loại 
Axit mạnh: H2SO4; HCl ; HNO3 
Axit yếu: H2S ; H2CO3, H2SO3 
Cũng cố:
+ Cho lớp tiến hành làm bài tập1, 2 SGK
Dặn dò:
 + Làm bài tập SGK.
 + Học bài cũ, xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • doctinh chat hoa hoc axit.doc