Bài giảng Bài 3: Tính chất hóa học của axit (tiết 1)
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết được tính chất hóa học chung của axit
- Hiểu được quy luật axit trong tự nhiên (ví dụ: mưa axit)
-Vận dụng thực tiễn và đời sống
2.Kỹ năng
-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình của axit, kĩ năng phân biệt axit với các dung dịch bazơ, dung dịch muối.
-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài tập kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình hóa học.
THÁI KIM GIÀU LỚP:CĐSSHO8A Bài 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Biết được tính chất hóa học chung của axit - Hiểu được quy luật axit trong tự nhiên (ví dụ: mưa axit) -Vận dụng thực tiễn và đời sống 2.Kỹ năng -Rèn luyện kĩ năng viết phương trình của axit, kĩ năng phân biệt axit với các dung dịch bazơ, dung dịch muối. -Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài tập kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình hóa học. 3.Thái độ -Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học II.Phương pháp, phương tiện 1.Phương pháp -Đàm thoại, diễn thuyết, gợi mở -Hoạt động nhóm 2. Phương tiện -Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút -Hóa chất: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng, Zn (hoặc Al), dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, quì tím, Fe2O3 -Phiếu học tập III.Nội dung bài dạy Các axit khác nhau có tính chất hóa học giống nhau. Đó là tính chất hóa học nào ? Hoạt động 1: Tính chất hóa học Hoạt động Giáo Viên Hoạt động Học Sinh Nội dung bài GV: Hướng dẫn 4 nhóm HS làm thí nghiệm -Nhỏ một giọt dung dịch HCl vào mẫu giấy quì tím →quan sát và nêu nhận xét GV: Hướng dẫn 4 nhóm HS làm thí nghiệm - Cho 1 ít kim loại Al (hoặc Fe, Mg, Zn,...) vào ống nghiệm 1 - Cho một ít vụn Cu vào ống nghiệm 2 - Nhỏ 1 ® 2ml dung dich HCl(hoặc dung dịch H2SO4 loãng) vào ống nghiệm và quan sát. GV: Gọi 1 HS nhận xét. GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa Al, Fe với dung dịch HCl, dd H2SO4 loãng. ® Cả lớp nhận xét, GV: Gọi 1 HS nêu kết luận GV: Lưu ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Cho một ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm 1, thêm 1® 2ml dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm, lắc đều, quan sát trạng thái màu sắc. - Cho 1 ® 2ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm 2, nhỏ 1 giọt phenolphtalein vào ống nghiệm, quan sát trạng thái màu sắc. -GV: Gọi 1 HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. - GV: Gọi 1 Hs nêu kết luận GV: Giới thiệu: Phản ứng của axit với bazơ gọi là phản ứng trung hoà. GV: Gợi ý để Hs nhớ lại tính chất của oxit bazơ tác dụng với axit®Dẫn dắt đến tính chất 4. GV: Yêu cầu Hs nhắc lại tính chất của oxit bazơ và viết phương trình phản ứng của oxit bazơ với axit (ghi trạng thái của các chất) GV: Giới thiệu tính chất 5 HS: Làm thí nghiệm -Nêu được: dung dịch axit làm quì tím hóa đỏ HS: Làm thí nghiệm theo nhóm HS: Nêu hiện tương: + Ở ống nghiệm 1: Có bọt khí thoát ra, kim loại bị hoà tan dần. + Ở ống nghiệm 2:Không có hiện tượng gì. HS: Viết phương trình phản ứng 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 (r) (dd) (dd) (k) Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 (r) (dd) (dd) (k) HS: Nhiều kim loại + dd Axit ® Muối + H2 HS: Làm thí nghiệm HS: Nêu hiện tượng: + Ở ống nghiệm 1: Cu(OH)2 bị hoà tan thành dung dịch màu xanh lam. Cu(OH)2 + H2SO4 ® CuSO4 + 2H2O (r) (dd) (dd) (l) + Ở ống nghiệm 2: dung dịch NaOH ( có phenolphtalein) từ màu hồng trở về không màu ® Đã sinh ra 1 chất mới. Phương trình: 2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4+ 2H2O (r) (dd) (dd) (l) HS:Kết luận Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước Phương trình: Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O (r) (dd) (dd) (l) Vậy: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước 1.Axit làm đổi màu quì tím -Axit làm quì tím hóa đỏ →Nhận biết dung dịch axit 2.Axit tác dụng với Kim loại -Axit tác dụng với một số Kim loại tạo thành muối và khí H2 Viết phương trình phản ứng 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 (r) (dd) (dd) (k) Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 (r) (dd) (dd) (k) Nhiều kim loại + dd Axit ® Muối + H2 Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2 3.Axit tác dụng với Bazơ -Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước Phương trình: 2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4+ 2H2O (r) (dd) (dd) (l) 4. Axit tác dụng với oxit bazơ Phương trình: Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O (r) (dd) (dd) (l) Vậy: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước 5.Tác dụng với muối:(Sẽ học ở bài 9 ) Hoạt động 2: Axit mạnh và axit yếu GV: Giới thiệu các axit mạnh, yếu. - Cho Hs đọc Em có biết để nắm được axit mạnh và axit yếu HS: nghe và ghi bài Dựa vào tính chất hoá học , axit được phân làm 2 loại: + Axit mạnh: như HCl, H2SO4, HNO3... +Axit yếu: như H2SO3, H2S, H2CO3,... PHIẾU HỌC TẬP Bài tâp1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 3 dung dịch không màu sau: HCl, NaCl, NaOH, Dung dịch Thuốc thử Hiện tượng HCl NaCl NaOH ĐÁP ÁN: Dung dịch Thuốc thử Hiện tượng HCl Quì tím Dung dịch hóa đỏ NaCl Quì tím Dung dịch không màu NaOH Quì tím Dung dịch hóa xanh Bài tập2: Cho các chất sau: a. CuO b. MgO c. H2O d.SO2, e. CO2 Hãy chọn những chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong các phương trình sau: 1. 2HCl + .. → CuCl2 + . 2. H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + . + . 3. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + . + . 4. H2SO4 + . → MgSO4 + . 5. . . +. ↔ H2SO3 ĐÁP ÁN: CuO, H2O SO2, H2O CO2, H2O MgO, H2O SO2, H2O
File đính kèm:
- Bai 3 Tinh Chat Hoa Hoc Cua Axit(2).doc