Bài giảng Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 4)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

HS biết được:

-Axit cacbonic là axit yếu, không bền.

-Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muôtí cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

-Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

 

doc110 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lý của benzen ?
-Biểu diễn thí nghiệm 1: cho 3 – 4 giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Biểu diễn thí nghiệm 2: cho 1 – 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Giới thiệu: benzen là 1 chất độc, hòa tan được nhiều chất khác như: dầu ăn, nến, cao su, iốt, 
-Benzen là chất lỏng, không màu.
-Quan sát thí nghiệm và nhận xét:
+ Benzen không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
+ Benzen hòa tan được dầu ăn.
I. Tính chất vật lý.
-Benzen là chất lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng hòa tan được nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
-Benzen là chất độc.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử của benzen. (10’)
-Hướng dẫn HS lắp ráp mô hính phân tử benzen bằng bộ dụng cụ.
à Nhận xét 1-2 nhóm làm tốt và giới thiệu mô hình phân tử C6H6 dạng đặc.
-Hãy viết CTCT của benzen và nhận xét về đặc điểm ?
? Theo em cấu tạo của benzen khác với cấu tạo của etilen và axetilen ở điểm nào ?
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 125.
-Lắp ráp mô hình phân tử C6H6 theo nhóm.
-Quan sát mô hình và viết CTCT:
-Nhận xét: trong CTCT của benzen :
+ 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều.
+ Có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.
-Đáp án bài tập 2 SGK/ 125: b, d, e.
II.Cấu tạo phân tử 
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen. (12’)
-Dựa vào CTCT của benzen à các em hãy thảo luận nhóm để dự đoán xem benzen có những tính chất hóa học như thế nào ?
Gợi ý HS: so sánh với tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen.
? Theo em benzen có làm mất màu dung dịch brom không ?
-Phần này GV không sửa à GV làm thí nghiệm à Yêu cầu HS rút ra kết luận.
-Benzen là 1 hợp chất hữu cơ àVậy theo em benzen có cháy được không ? 
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
-Benzen rất dễ cháy. Khi benzen cháy trong không khí, ngoài CO2 và H2O còn sinh ra nhiều muội than.
-Benzen không có phản ứng cộng với brom trong dung dịch như etilen và axetilen nhưng nếu ta cho thêm vào hỗn hợp benzen và brom 1 ít bột Fe đồng thời đem đun nóng, thì phản ứng sẽ xảy ra. 
à GV dùng tranh vẽ để giải thích và hướng dẫn HS viết phương trình của phản ứng này.
-Yêu cầu HS đọc bài tập 4 SGK/ 125 à thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
-Yêu cầu HS các nhóm trình bày à GV nhận xét.
-Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen nhưng trong điều kiện thích hợp, benzen có phản ứng cộng với 1 số chất như: H2.
à Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ?
-Thảo luận nhóm (HS có trả lời sai)
-Benzen dễ cháy tạo ra khí CO2 và H2O.
Phương trình hóa học :
2C6H6 +15O2 à 12CO2 + 6H2O
-Nghe và nghi nhớ.
Phương trình hóa học:
Fe, t0 
C6H6 + Br2 à C6H5Br + HBr
-Bài tập 4 SGK/ 125: Chất làm mất màu nước brom: b, c vì trong phân tử các chất này có liên kết đôi và liên kết ba.
Phương trình hóa học :
Ni, t0 
C6H6 + 3H2 à C6H12 
(Benzen) (Xiclo hexan)
II. Tính chất hóa học
1. Benzen có cháy không ?
Phương trình hóa học :
2C6H6+15O2 à 12CO2 + 6H2O
2. Benzen có phản ứng thế với brom không ?
Phương trình hóa học:
C6H6 + Br2 
Fe, t0 
 à C6H5Br + HBr
Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong phân tử benzen được thay thế bởi nguyên tử Br.
3. Benzen có phản ứng cộng không ?
C6H6 + 3H2 
Ni, t0 
 à C6H12 
(Xiclo hexan)
Hoạt động 4:Tìm hiểu ứng dụng của benzen (2’)
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 125 à benzen có những ứng dụng gì trong công nghiệp ?
-Trong công nghiệp benzen là nguyên liệu sản xuất:
+Chất dẻo.
+Phẩm nhuộm.
+Thuốc trừ sâu.
+Dược phẩm.
-Trong phòng thí nghiệm: benzen dùng làm dung môi.
IV. Ứng dụng:
SGK/ 125
Hoạt động 5: Củng cố (5’) 
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 125
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Giải thích bài tập 2:
Công thức sai :
+ a. sai về vị trí nối đôi.
+ c. sai vì vòng có 5 cạnh.
D.HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 1,3 SGK/ 125
-Đọc bài 40 SGK / 126
Tuần: 25	 Tiết: 50	
	Bài 40 :	DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh :
-Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
-Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
B.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : 
-Mẫu: dầu mỏ, mẫu các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
-Tranh vẽ: + Mỏ dầu và cách khai thác.
 	 + Sơ đồ chưng cất dầu mỏ.
2. Học sinh: 
-Đọc SGK / 126,127
-Học bài benzen và làm bài tập SGK/ 125
C.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra. (15’)
Đề: 
Câu 1: Hãy viết CTCT và trình bày tính chất hóa học của benzen.
Câu 2: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 39,25g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Đáp án:
Câu 1: 
+Viết đúng CTCT: 1 điểm.
+trình bày đúng 3 tính chất và viết PTHH: 4,5 điểm.
Câu 2:
+Viết đúng PTHH: 1 điểm.
+Khối lượng benzen(theo lý thuyết): 19,5g (2 điểm).
+Khối lượng benzen theo thực tế: 22,94g (1,5 điểm)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dầu mỏ. (17’)
* Tính chất vật lý:
-Yêu cầu HS quan sát mẫu dầu mỏ kết hợp với những kiến thức đã biết trong thực tế về dầu mỏ. à Nhận xét:
+Trạng thái.
+Màu sắc.
+Tính tan.
* Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát hình 4.16 SGK/ 126.
àGiới thiệu: trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành dầu mỏ.
-Vậy dầu mỏ có cấu tạo như thế nào ? à Yêu cầu HS đọc SGK/ 126.
-Dầu mỏ nằm sâu trong lòng đất, vậy theo em dầu mỏ được khai thác như thế nào?
Giải thích: dùng khoan bằng kim cương để khoan những giếng dầu. Nếu P cao dầu tự phun lên còn P giảm ta phải dùng bơm để hút dầu lên.
* Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát bộ mẫu dầu mỏ. Đồng thời yêu cầu HS quan sát sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng. à Hãy nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ?
-Giới thiệu: để tăng thêm lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp: crăckinh (bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu năng thành xăng và các sản phẩm khác có giá trị trong công nghiệp như: metan, etilen, 
-Quan sát mẫu dầu mỏ và nhận xét:
+Dầu mỏ là chất lỏng, sánh.
+Màu nâu đen.
+Không tan trong nước.
+Nhẹ hơn nước.
-Quan sát hình 4.16 và đọc SGK/ 126 nêu được:
-Mỏ dầu thường có 3 lớp:
+Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành): thành phần chính là CH4.
+Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ hợp chất khác.
+Lớp nước mặn.
-Cách khai thác:
+Khoan những lỗ nhỏ xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu)
+Ban đầu dầu tự phun lên, về sau phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
-Quan sát và nêu được:
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
+Khí đốt.
+Xăng.
+Dầu thắp.
+Dầu điezen (dầu năng).
+Dầu mazut.
+Nhựa đường.
-Nghe và nghi nhớ:
Crăckinh
Dầu nặng 	xăng + hỗn hợp khí.
I. Dầu mỏ.
1. Tính chất vật lý: Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất.
-Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ chất khác.
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Bằng cách chưng cất dầu mỏ người ta thu được xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.
-Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
Crăckinh
Dầu nặng 	
 xăng + hỗn hợp khí.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí thiên nhiên. (5’)
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 127.
-Giới thiệu: khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu quí trong đời sống và trong công nghiệp.
-Đọc SGK/ quan sát hình 1.18 à Ghi nhớ:
+Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí ở dưới lòng đất.
+Thành phần chính là CH4(95%)
II. Khí thiên nhiên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam. (5’)
-Yêu cầu HS đọc SGK/128 và tự tóm tắt.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt nam.
SGK/ 128
Hoạt động 3: Củng cố ( 5’)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 SGK/ 129
-1-2 HS nhắc lại nội dung bài học.
-Bài tập 1: c, e.
-Bài tập 2: 
a.xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác.
b.crăckinh.
c.metan.
d.thành phần.
D.HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 4 SGK/ 129
-Đọc bài 41: SGK/ 130, 131
Tuần: 26	Tiết: 51	
	Bài 41 :	NHIÊN LIỆU
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh :
-Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
-Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của 1 số nhiên liệu thông dụng.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu.
B.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : biểu đồ hàm lượng cacbon trong than và năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
2. Học sinh: 

File đính kèm:

  • docHOA 9-II.doc
Giáo án liên quan