Bài giảng Bài 28: Kim loại kiềm (tiết 2)

1. Kiến thức:

a) Học sinh biết

• Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn

• Cấu tạo của các ngyên tử kim loại

b) Học sinh hiểu:

• Những tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại kiềm

• Nguyên nhân gây ra tính chất vật lí chung và tính khử của kim loại kiềm

 

docx3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 28: Kim loại kiềm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 28: KIM LOẠI KIỀM
MỤC TIÊU
Kiến thức:
Học sinh biết
Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Cấu tạo của các ngyên tử kim loại
Học sinh hiểu:
Những tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại kiềm
Nguyên nhân gây ra tính chất vật lí chung và tính khử của kim loại kiềm
 Kỹ năng:
Từ vị trí của kim loại kiềm suy ra được cấu tạo và tính chất
Đưa ra được những phản ứng hóa học và thí nghiệm minh họa chứng minh cho tính chất của kim loại kiềm
Nắm được phương pháp giải bài tập về kim loại
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Chuẩn bị một bản tuần hoàn
Chuẩn bị một mẫu kim loại Na, 1 it dd phenolphthalein, cốc thủy tinh, nước
Máy chiếu
 Học sinh:
Chuẩn bị bài mới
 Tổ chức hoạt động dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Tiến trình dạy:
Nêu một tình huống để dẫn vào bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng tuần hoàn và trả lời:
Vị trí và câu tạo:
Vị trí của KLK trong bảng tuần hoàn:
Vị trí của KLK trong bảng tuần hoàn
KLK gồm những nguyên tố nào
Cấu tạo của KLK:
Cho biết cấu hình electron chung của các nguyên tố nhóm KLK
Cho biết KLK có cấu tạo kiểu mạng tinh thể nào
Nhận xét: năng lượng ion hóa (I1), thế điện cực tiêu chuẩn từ Li – Cs. Giải thích được sự thay đổi đó
Từ đó cho biết số oxh của các nguyên tố KLK
Nghiên cứu SGK và bảng tuần hoàn và trả lời yêu cầu:
Thuộc nhóm IA và đứng đầu mỗi chu kì
KLK gồm 6 nguyên tố: 3Li, 11Na,19 K, 37Rb, 55Cs, 87Fr*.
Cấu hình e chung : [Kh]ns1
Na Na+ + 1e
[Ne]3s1 [Ne]
KLK có số OXH: +1
KLK có mạng tinh thể lập phương tâm khối
Từ Li – Cs năng lượng Ion hóa giảm giảm dần ( năng lượng I2 lớn hơn I1 nên chie nhường 1 e), còn thế điện cực tiêu chuẩn thì tăng dần
KLK có tính khử rất mạnh : tăng dần từ Li – Cs:
M M+ + 1e
Tính chất vật lí:
Nghiên cứu bảng 6.2 và trả lời các vấn đề sau:
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng và tính cứng của các nguyên tố KLK như thế nào
Và giải thích sự thay đổi đó
 GV bổ sung: 
 Do KLK có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rộng, kích thước nguyên tử và ion lớn nên KL riêng nhỏ. Mặc khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết yếu. Vì vậy KLK có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp
HS nghiên cứu và trả lời:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với các kim loại khác và giảm dần từ Li – Cs
GT: từ Li – Cs khoảng cách giữa các ion dương KL trong mạng tinh thể tăng dần (do bán kính nguyên tử tăng dần) làm cho độ bền tinh thể của KL giảm nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần
Khối lượng riêng tăng dần
GT: KLK co khối lượng riêng rất nhỏ so với các KL do cấu trúc tinh thể chúng kém đặc khít
Tính cứng: KLK đều mềm
GT: do liên kết trong mạng tinh thể tương đối yếu
Tính chất hóa học
ở phần cấu tạo chúng ta đã biết được KLK là những KL có tính khử rất mạnh
vậy KL thì tác dụng cới những chất nào
GV bổ sung: Na cháy trong oxi khô tạo ra peoxit
Na + O2 ª Na2O2(r)
Các KLK cháy trong O2 cho ngọn lửa có màu khác nhau: Li màu đỏ tía, Na màu vàng, K màu tím, Rb màu màu tím hồng và Cs màu xanh da trời
GV làm thí nghiệm Na tác dụng với nước và axit, cho học sinh nhận xét và viết ptpu
Tốc độ phản ứng của KLK với H2O:
Li phản ứng chậm, Na phản ứng nhanh, K phản ứng mảnh liệt, Rb, Cs phản ứng nổ ( Fr là nguyên tố phóng xạ nên không được xét)
Vì vậy người ta bản quản KLK bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa
Hs nghiên cứu và trả lời:
Tác dụng với phi kim:
 hầu hết đều khử khử được các phi kim ª sản phẩm có thể là muối hoặc oxit
Na + Cl2 ª NaCl 
Na + O2 ª Na2O
Tác dụng với H2O:
2M + H2O ª 2MOH(dd) + H2#
Tác dụng với axit
Khử ion H+ thành H2: H+ + 2e ª H2
2M + 2H+ ª M+ + H2#
ứng dụng và điều chế
ứng dụng của KLK
nêu một số ứng dụng quan trọng của KLK
điều chế kim loại kiềm:
nêu phương pháp điều chế, giải thích và viết pthh
GV chú ý: nguyên tắc điều chế KLK dùng dòng điện 1 chiều trên catod khử thì KLK trog muối halogen của KLK nóng chảy: M+ + 1e ª M
Yêu cầu hs trinh bày sơ đồ điều chế
chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy
hợp kim Liti – nhôm siêu nhẹ được sử dụng trong hàng không
kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện
KLK được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ
Pp điện phân nóng chảy muối halogen của KLK
Vì ion KLK rất khó bị khử nên phải khử bằng dòng điện (đp nóng chảy)
NaCl ª Na + Cl2
Sơ đồ điều chế:
NaCl ª Na + Cl2
ở catot (cực âm) xảy ra sự khử ion Na thành KL Na:
Na+ + 1e ª Na
ở anot (cực dương) xảy ra sự oxi hóa ion Cl- thành Cl2:
Cl- ª Cl2 + 2e

File đính kèm:

  • docxkim loai kiem.docx
Giáo án liên quan