Bài giảng Bài 28: Kim loại kiềm

 1. Kiến thức

 HS biết: Vị trí, Cấu tạo và tính chất nguyên tử: Cấu hình electron, số oxi hóa, năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn,. một số ứng dụng của kim loại kiềm trong thực tiễn.

 HS hiểu:

 -Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng nhỏ.

 -Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử rất mạnh. -Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân muối nóng chảy hoặc điện phân hiđroxit nóng chảy.

 2. Kỹ năng

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 28: Kim loại kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: KIM LOẠI KIỀM
	KIM LOẠI KIỀM THỔ
	NHÔM
	Bài 28: KIM LOẠI KIỀM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
 HS biết: Vị trí, Cấu tạo và tính chất nguyên tử: Cấu hình electron, số oxi hóa, năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn,.. một số ứng dụng của kim loại kiềm trong thực tiễn.
 HS hiểu:
 -Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng nhỏ.
 -Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử rất mạnh. 	 -Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân muối nóng chảy hoặc điện phân hiđroxit nóng chảy.
 2. Kỹ năng
	Biết thực hiện các thao tác tư duy logic theo trình tự:
	-Dự đoán tính chất chung và nguyên tắc điều chế của kim loại kiềm, căn cứ vào vị trí, cấu hình electron nguyên tử, giá trị thế điện cực chuẩn, của kim loại kiềm.
	-Kiểm tra dự đoán bằng cách nhớ lại kiến thức đã biết, khai thác các thong tin ở bài học qua kênh chữ, kênh hình, bảng số liệu, quan sát một số thí nghiệm, băng hình
	-Rút ra kết luận về tính chất chung và nguyên tắc điều chế kim loại kiềm.
	-Viết được các phương trình phản ứng dạng tổng quát phản ứng của kim loại kiềm
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
-Các phiếu học tập
-Hình ảnh bảng tuần hoàn, bảng 6.1, 6.2, sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy, sơ đồ phản ứng trên các điện cực và phản ứng điện phân
-Đĩa hình về phản ứng của Na với O2, Cl2, các kim loại kiềm với nước
-Thí nghiệm: Hóa chất : nước cất, Na, phenolphthalein, dd CuSO4
Học sinh:
Ôn tập lại kiến thức về bảng tuần hoàn: quy luật biến đổi đại lương vật lí, tính kim loại phi kim
Tính chất hóa học chung của kim loại, phương pháp điều chế kim loại, lí thuyết điện phân
C.PHƯƠNG PHÁP
	-Nêu vấn đề, đàm thoại
	-Học sinh thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIANG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Hoạt động 1:Hãy cho biết
-Tên, kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử
-Vị trí
Các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Chiếu bảng tuần hoàn cho HS quan sát
3Li , 11Na , 19K , 37Rb , 55Cs
-Thuộc nhóm IA
-Đứng đầu mỗi chu kì
2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm
Hoạt động 2: Chiếu bảng 6.1 HS cho nhận xét
-Đặc điểm electron lớp ngoài cùng
-Bán kính nguyên tử , năng lượng ion hóa, độ âm điện so với các nguyên tố cùng chu kì
-Thế điện cực chuẩn
Dự đoán khả năng cho nhận electron suy đoán tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm
-Lớp ngoài cùng chỉ có 1 electron thuộc phân lớp ns1
-Bán kính nguyên tử lớn
-Năng lượng ion hóa I1 thấp
-Độ âm điện nhỏ
-Thế điện cực chuẩn rất âm
à Kim loại kiếm rất dễ tách 1e để trở thành ion dương
 M à M+ + 1e
à Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh
Có hóa trị 1 và số oxi hóa +1 trong các hợp chất
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hoạt động 3: Chiếu bảng 6.2 HS cho nhận xét
-Tính chất vật lí chung của kim loại kiềm
-Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính cứng, khối lượng riêng của kim loại kiềm so với các kim loại khác. Chúng biến đổi như thế nào và nguyên nhân của những biến đổi đó?
-Dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện, ánh kim
-Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
-Khối lượng riêng nhỏ
-Độ cứng nhỏ
à Biến đổi có quy luậtà Nguyên nhân là do cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Hoạt động 4: 
-Nêu tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm.
-So sánh mức độ hoạt động của kim loại kiềm
-Các kim loại kiềm thể hiện tính chất hóa học đăch trưng của nó trong phản ứng với những chất nào? Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát và lấy ví dụ cụ thể bằng phản ứng của Na?Xác định số oxi hóa các nguyên tố trong phản ứng?
-Nêu cách bảo quản kim loại kiềm
HS xem phim về phản ứng của Na với oxi và clo, nước và phản ứng của các kim loại kiếm với nước nhận xét về hiện tượng phản ứng
Mức độ phản ứng của kim loại kiềm với nước tăng dần à tính khử mạnh dần
Nêu kết luận chung về tính chất hóa học của kim loại kiềm
-Tính khử rất mạnh( dễ bị oxi hóa)
 M à M+ + 1e
-Tính khử tăng dần từ Li à Cs
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi:
4M0 + O02à 2M+2O-2 
M2O + H2O à 2MOH
 Na + O2 à Na2Oà NaOH
Na tác dụng với oxi khô và dư tạo ra natri peoxit
2Na + O2 à Na2O2 (1)
Na2O2 +2 H2O à 2NaOH + H2O + O2
ứng dụng để điều chế Na2O2 dùng cho các thủy thủ để cung cấp oxi và hấp thụ khí CO2
b. Tác dụng với halogen
2M 0 + X02 à 2M+X-
2Na + Cl2 à 2NaCl
2.Tác dụng với axit
-Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng
2M0 + 2H+ à 2M+ + H02
2Na + 2HCl à 2NaCl + H2
-Với H2SO4 đặc nóng và HNO3 không khử H+
3. Tác dụng với nước
2M + 2H2O à 2MOH + H2 
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 
Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng của kim loại kiềm
Nghiên cứu SGK
SGK
2. Điều chế kim loại kiềm
Hoạt động 5: 
Nêu nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm
Viết sơ đồ và phương trình phản ứng điều chế Na
Khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân muối halogen hoặc hiđroxít nóng chảy
Củng cố và bài tập về nhà
PHIẾU HỌC TẬP: KIM LOẠI KIỀM
Câu hỏi 1:Hãy cho biết
-Tên, kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử
-Vị trí
Các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Câu hỏi 2: Dựa vào bảng 6.1 cho nhận xét
-Đặc điểm electron lớp ngoài cùng
-Bán kính nguyên tử , năng lượng ion hóa, độ âm điện so với các nguyên tố cùng chu kì
-Thế điện cực chuẩn
Dự đoán khả năng cho nhận electron suy đoán tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm
Câu hỏi 3 : Hãy cho biết
-Tính chất vật lí chung của kim loại kiềm
Dựa vào bảng 6.2 cho nhận xét
-Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính cứng, khối lượng riêng của kim loại kiềm so với các kim loại khác.
Chúng biến đổi như thế nào và nguyên nhân của những biến đổi đó?
Câu hỏi 4: 
-Nêu tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm.
-So sánh mức độ hoạt động của kim loại kiềm
-Các kim loại kiềm thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nó trong phản ứng với những chất nào? Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát và lấy ví dụ cụ thể bằng phản ứng của Na?Xác định số oxi hóa các nguyên tố trong phản ứng?
-Nêu cách bảo quản kim loại kiềm	 Câu hỏi 5: 
-Nêu nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm
-Viết sơ đồ và phương trình phản ứng điều chế Na
Bài tập
Câu 1:Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Kim loại kiềm có tính khử mạnh
B. Kim loại kiềm dễ cắt gọt bằng dao
C. Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs
D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong dầu hỏa
Câu 2: Có những quá trình:
Điện phân NaOH nóng chảy
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
Điện phân NaCl nóng chảy
Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là:
1, 3, 4	B. 1, 3
2, 3, 4	D. 2, 4
Câu 3: Khi cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 . Hiện tượng quan sát được là:
Xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan
Có khí không màu bay ra và xuất hiện kết tủa màu xanh
Có khí không màu bay ra
Có xuất hiện kết tủa màu xanh
Câu 4: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 14,9 g muối clorua của kim loại kiềm thu được 2,24 lít khí ở đktc ở anot. Kim loại đó là:
A. Na	B. Li
Cs	D. K
Câu 5: Hòa tan 4,32g hỗn hợp 2 kim loại nhóm IA ở 2 chu kì liên tiếp vào H2O thu được 100ml dung dịch và 1,792 lít H2 (đktc). 2 kim loại đó là:
Li, Na
Na, K
K, Rb
Rb, Cs
Câu 6: Cho m gam Na vào 100g dung dịch HCl 10% thấy thoát ra 33,6 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
46g
69g
34,5g
92g

File đính kèm:

  • docBai 26Kim loai kiem.doc