Bài giảng Bài 27 - Tiết 33 - Tuần dạy: 18: Cacbon

1.1) Kiến thức: HS biết

- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình ( than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

- Ứng dụng của cacbon.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27 - Tiết 33 - Tuần dạy: 18: Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 - Tiết 33 
Tuần dạy: 18
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: HS biết
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình ( than gỗ, than xương, mồ hóng) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Quan sát hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các PTHH của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong PUHH.
1.3) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tụ giác tham gia các hoạt động và cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm.
2. TRỌNG TÂM : 
	- Tính chất hóa học của cacbon.
	- Ứng dụng của cacbon.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hình trụ, nút cao su có vuốt, giá thí nghiệm, kẹp sắt, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, đèn cồn.
 Hóa chất: Mực xanh, bông thấm nước, CuO, C, nước vôi trong. 
3.2) Học sinh: Đọc trước thông tin, xem kĩ các thí nghiệm SGK / 82, 83. 
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng 
Câu hỏi 
* HS1: Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm ? Viết PTHH minh họa ? (10đ)
* HS 2: Nêu phương pháp điều chế clo trong công nghiệp ? Viết PTHH minh họa ? (10đ)
- HS nhận xét phần trình bày của các bạn.
- GV: Nhận định chung 
Đáp án 
 Dùng chất oxi hóa mạnh (MnO2) tác dụng với dung dịch HCl đặc
 PTHH 
 4HClđđ + MnO2MnCl2+ Cl2 + 2H2O 
 (dd) (r) (dd) (k) (l) 
 Clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp. 
 PTHH 
 2NaCl + 2H2O2NaOH + Cl2 + H2 
 (dd) (l) (dd) (k) (k) 
* HS làm đủ các BT về nhà, trình bày đẹp
 Điểm
4đ
5đ
4đ
5đ
1đ
 4.3/ Bài mới : 
* GV: Tiết trước chúng ta nghiên cứu tính chất của phi kim, cụ thể có nhiều ứng dụng là clo. Trong bài học này ta tiếp tục nghiên cứu xem cacbon có những tính chất gì đặc biệt và có những ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon.
- GV gọi HS nêu ví dụ.
  HS nêu ví dụ
- Từ ví dụ GV gọi HS nêu khái niệm dạng thù hình là gì ?
  HS nêu khái niệm 
- GV chốt ý.
Ú Chuyển ý: Cacbon có dạng thù hình hay không ?
? Cacbon có những dạng thù hình nào, Tính chất vật lí của mỗi dạng thù hình đó ?
- GV: Ta chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cacbon
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm về sự hấp thụ của cacbon.
 Cho mực xanh (hoặc tím) chảy qua lớp bột than gỗ, phía dưới có đặt 1 chiếc cốc thủy tinh như hình 3.7 SGK /82
  HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm, nêu hiện tượng và kết luận tính chất của than gỗ.
  HS: đại diện nhóm nhận xét hiện tượng.
 Dung dịch thu được trong cốc thủy tinh không màu.
? Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì về tính chất của than gỗ ?
 (Than gỗ có tính hấp phụ chất màu xanh trong dung dịch)
- GV giải thích: 
 Than gỗ xốp. Than xương làm từ xương.
 Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta nhận thấy than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong dung dịch.
  HS: liên hệ thực tế nêâu ứng dụng của tính hấp phu này.
( Làm trắng đường: Than xương
 Chế tạo mặt nạ phòng độc, lọc nước, khử mùi khét của cơm )
- GV chốt ý ghi bảng 
Ú Cacbon có tính chất hóa học của phi kim không ?
- GV thông báo: Cac bon có tính chất hóa học của phi kim như: Tác dụng với kim loại, với oxi, với hiđro, ở điều kiện rất khó khăn ( tác dụng với H2 ở 100OC để tạo thành CH4, tác dụng với C trong lò điện để tạo thành CaC2 ) Cacbon có tính chất của 1 phi kim nhưng là 1 phi kim yếu. 
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại phản ứng cacbon cháy trong oxi ở lớp 8 nêu hiện tượng, viết PTHH ?
  HS: C cháy trong oxi với ngọn lửa sáng hơn tạo ra khói trắng CO2
Ÿ Liên hệ: Tại sao khi sử dụng than để đun, nấu, nung gạch ngói, xe chạy gây ô nhiễm môi trường ? Biệp pháp phòng chống ?
 + Than cháy làm cho lượng oxi giảm đồng thời sản phẩm sinh ra là khí CO2, nếu nhiện liệu đốt không hết (lượng C dư) CO (khói đen) gây độc hco con người, mưa axit, hiệu ứng nhà kính.)
 +Phòng chống: Đặt ống khói cho lò đun nấu. Lò xây phải xa nơi dân cư. Tăng cường trồng cây để xanh để hấp phụ khí CO2 và gải phóng khí O2
- GV làm thí nghiệm:
+ Trộn 1 ít bột CuO và C rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, có ống dẫn hkí sang cốc chứa dd Ca(OH)2 
+ Đốt nóng ống nghiệm.
  HS: quan sát TN, nhận xét hiện tượng:
+ Hỗn hợp trong ống nghiệm từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
+ Nước vôi trong vẫn đục.
- GV: Vì sao nước vôi vẫn đục ?
 Chất rắn mới được sinh ra có màu đỏ là chất gì ?
  HS: 
+ Dung dịch nước vôi trong vẫn đục vì sản phẩm có khí CO2.
+ Chất rắn tạo thành có màu đỏ là Cu.
- GV: Gọi HS viết PTHH ghi rõ điều kiện phản ứng: Trạng thái, màu sắc
- GV ở nhiệt độ cao C còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO,  
  HS: viết PTHH: C + FeO --->
 C + ZnO --->
 C + CO2 --->
 C + PbO --->
ª Chú ý: Cacbon không khử được các oxit mạnh trừ Al các kim loại đầu dãy hoạt động hóa học.
 * Hoạt động3 : Tìm hiểu ứng dụng của C 
  HS: Đọc thông tin SGK nêu ứng dụng của C
? Ngoài các ứng dụng trên cacbon còn có những ứng dụng nào mà em biết ? 
  HS: (Than gỗ dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp ( lò xây, ò rèn,), chất khử màu, cực điện, ruột bút chì, điều chế một số kim loại.
- GDHN các ngành nghề có liên quan.
I. Các dạng thù hình của cacbon.
 1. Dạng thù hình là gì ?
 Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
VD: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là: Oxi (O2) và Ozon (O3)
 2. Cacbon có những dạng thù hình nào ?
 - Các dạng thù hình của cacbon: kim cương, than chì, cacbon vô định hình. 
II. Tính chất của cacbon
 1. Tính chất hấp phụ
 - Than gỗ có tính hấp phụ
 - Than gỗ, than xương, ... mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính.
 2. Tính chất hóa học 
 a) Cacbon tác dụng với oxi: oxit axit
 PTHH 
 C (r) + O2 (k) CO2 (k)
 b) Cacbon tác dụng với kim loại
 PTHH 
 2CuO (r) + C (r) 2Cu (r) + CO2 (k)
 Đen đen đỏ không màu
III. Ứng dụng của cacbon
 Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống và sản xuất.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố.
1. Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố ? nêu ví dụ ? ( phần I )
2. C có những tính chất hóa học nào ? Viết PTHH. ( phần I )
3. Dựa vào tính chất của Cacbon. Hãy nêu ứng dụng của Cacbon ( phần III )
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Học bài, làm BT 2, 3 4, 5 SGK / 84
 Hướng dẫn BT 5: mC có trong 5kg than chứa 90oC: 0,9 x 5 = 4,5kg
 nhiệt lượng tỏa ra
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Chuẩn bị: “Các oxit của cacbon” 
+ Cacbon có những oxit nào ?
+ Tính chất những oxit đó ?
- GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 33 cacbon hoa 9 nh 20112012.doc
Giáo án liên quan