Bài giảng Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm ( tiết 3)

 1. Kiến thức :

 - Biết vị trí, cấu tạo ngtử, tính chất, ứng dụng của nhôm, pp sản xuất nhôm. Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất nhôm.

 - Hiểu nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxh +3 trong các hợp chất

 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tâp về nhôm, tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm ( tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Tiết:	Ngày soạn:..
§27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
	- Biết vị trí, cấu tạo ngtử, tính chất, ứng dụng của nhôm, pp sản xuất nhôm. Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất nhôm.
	- Hiểu nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxh +3 trong các hợp chất
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng giải bài tâp về nhôm, tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ : 
 1. Giáo viên : 
	- Bảng tuần hoàn các ngtố hoá học, giáo án và hệ thống câu hỏi
 2. Học sinh : soạn bài trước ở nhà theo yêu cầu của giáo viên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hoá học đặc trưng của nhôm? Viết 5 PTHH để minh hoạ?
●GV: gọi HS lên trình bày, gọi HS khác lên nhận xét. GV cho điểm HS trình bày.
●HS: Tính chất hóa học đặc trưng của Al là tính khử mạnh
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
Al + 4HNO3,loãg Al (NO3)3 + NO +2H2O
 Al + 3HCl AlCl3 + H2
2 Al + 3 Cl2 2 AlCl3
 4 Al + 3 O2 2 Al2O3
Hoạt động 2: Ứng dụng và trạng thái tự nhiên
IV. ỨNG DỤNG VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
1. Ứng dụng:
- Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
- Dây dẫn điện, dụng cụ nhà bếp.
- Phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
2. Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên Al chỉ tồn tại dạng hợp chất như:
 + Đất sét : Al2O3.2SiO2.2H2O 
 + Mica : K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O
 + Quặng boxit : Al2O3 . nH2O 
 + Criolit : 3NaF.AlF3 
●GV: Dựa vào đặc điểm vật lí tính chất của nhôm, hãy nêu một vài ứng dụng của nhôm trong thực
●GV: Trong tự nhiên Al tồn tại dưói dạng nào?
●HS: 
- Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
- Dây dẫn điện, dụng cụ nhà bếp.
- Phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
●HS: 
Trong tự nhiên Al chỉ tồn tại dạng hợp chất như:
 + Đất sét : Al2O3.2SiO2.2H2O 
 + Mica : K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O
 + Quặng boxit : Al2O3 . nH2O 
 + Criolit : 3NaF.AlF3 
Hoạt động 3: Sản xuất nhôm
V. SẢN XUẤT NHÔM
1.Nguyên liệu : Quặng boxit (Al2O3 . nH2O) có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
 2.Điện phân Al2O3 nóng chảy :
 - Vì nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (20500C) nên phải hòa tan Al2O3 vào trong criolit nóng chảy để
 + Giảm ttừ 20500C9000C
 + Dd nóng chảy dẫn điện tốt hơn Al2O3 nc
 + Dd nc có tỉ khối nhỏ, bảo vệ Al sinh ra không bị oxh
 - Quá trình điện phân:
 + Cực âm : Al3+ + 3e → Al
 +Cực dương: 2O2- → O2 + 4e
-Ptđp: 
 Al2O3 2Al + O2
●GV :giới thiệu nguyên liệu điều chế Al : Quặng boxit
●GV: Nêu phương pháp điều chế nhôm?
●GV đàm thoại với HS về cách xử lí nguyên liệu và tác dụng của việc hoà tan Al2O3 trong criolit nóng chảy
●GV:Gọi HS viết sơ đồ điện phân và phương trình điện phân Al2O3 nóng chảy
●HS: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh nên được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
●HS:
+ Cực âm : Al3+ + 3e → Al
 +Cực dương: 2O2- → O2 + 4e
-Ptđp: 
 Al2O3 2Al + O2
Củng cố : 
 Câu 1 : Có 3 chất rắn : Al, Al2O3, Mg . Hoá chất nào sau đây dùng để nhận biết ?
 	A. H2O	B. Dd HCl	
C. Dd NaOH	D. Dd NH3
 Câu 2 : Cho 5,4g Al vào 100ml dd KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí H2 (đkc) thu được là :
	A. 4,48 lit	B. 0,448 lit	C. 0,672 lit	D. 0,224 lit
 Dặn dò : 
	Học bài, làm các bài tập 5, 7, 8 sgk trang 129 Soạn tiếp phần còn lại của bài “ Nhôm và hợp chất của nhôm”
? Tính chất vật lý, tính chất hóa học ứn dụng của nhôm oxit, nhôm hidroxit, nhôm sunfat.
? Cách nhận biết nhôm.
Hướng dẫn bài tập trong SGK:
Bài 5/129
	nH2 = 8,96/ 22,4 = 0,4
	Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
	x	 x
	2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
	y	 3/2y
	Mg không tác dụng với NaOH
	Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
	y	 3/2y
	nH2 = 6,72/22,2 = 0,3
	x + 3/2y = 0,4
	3/2y = 0,3 
→ x = 0,1	mMg = 2,4g ; m Al = 5,4g 
 y = 0,2

File đính kèm:

  • docBAI 27 T2 NHOM VA HOP CHAT CUA NHOM.doc