Bài giảng Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo (tiếp)

 1. Kiến thức: Củng cố lại khái niệm hợp chất hữu cơ, phân loại và kiểu liên kết trong phân tử hch cơ.

 Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Phản ứng của hợp chất hữu cơ.

 2. Kĩ năng: Xác định CTPT, viết CTCT của một số chất hữu cơ và nhận dạng một vài loại phản của các chất hữu cơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24: Luyện tập:
HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ
CÔNG THỨC CẤU TẠO
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố lại khái niệm hợp chất hữu cơ, phân loại và kiểu liên kết trong phân tử hch cơ.
	Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Phản ứng của hợp chất hữu cơ.
 2. Kĩ năng: Xác định CTPT, viết CTCT của một số chất hữu cơ và nhận dạng một vài loại phản của các chất hữu cơ.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: ôn tập và làm bài tập của chương.
III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- BT1: Những chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H5OH, C6H5Br. 
B. Al4C3, CO2.
C. K2CO3, HCN.
D. CO, NaHCO3.
 Muối giải bài tập này ta cần nắm phần lí thuyết nào?
 Hãy phân loại 2 hợp chất hữu cơ trên và cho biết các phân tử đó được hình thành bởi liên kết nào? 
 Trong hợp chất hữu cơ ta gặp những loại công thức nào?
 Những phản ứng nào thường gặp trong hoá học hữu cơ?
 Nhắc lại khái niệm hiện tượng đồng đẳng, đồng phân?
Bài tập:2,3,6,7/107,108 SGK
 Mời 4 HS lên bảng giải, còn lại theo dõi và nhận xét để đưa ra đáp án đúng cho cả lớp
 Khái niệm hợp chất hữu cơ.
BT1: A
CH4 là hợp chất H.C
C2H5OH, C6H5Br là dẫn xuất của H.C
 Liên kết cộng hoá trị 
CTĐG, CTPT, CTCT.
Phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách.
KN đồng đẳng và đồng phân.
 HS giải
I. Kiến thức ôn lại
 SGK trang 106,107
II. Bài tập
V. Bài tập về nhà: 
Bài 1: Phản ứng: CH2=CH2 + HCl CH3-CH2Cl thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế.	B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng tách	D. Không thuộc về 3 loại phản ứng trên.
Bài 2: Viết các đồng phân mạch hở ứng với CTPT C4H8, C3H9N.
	MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
	Bài 1: Trong các hợp chất (NH4)2CO3, NH3, Mg3N2 nguyên tố N có số oxi hoá là:
A. + 3	B. – 3	C. +1	D. +5	
	Bài 2: Câu nào sai trong các câu sau:
Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường.
Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là khí độc.
Nguyên tử nitơ có cấu hình e lớp ngài cùng là 2s22p3.
Khi tác dụng với kim loại và hiđrô, nitơ có tính oxi hoá.
Câu 3: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
NH3 + HCl NH4Cl
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
2NH3 + 3Cl2 6HCl + N2
2NH3 + 3CuO Cu + N2 + 3H2O
Câu 4: Muối nitrat thuộc loại chất điện li nào sau đây?
A. Chất điện li mạnh	B. Chất điện li yếu
C. Chất điện li trung bình	C. Không phải chất điện li.
Câu 5: Tất cả các chất của dãy nào dưới đây có khả năng thể hiện tính oxi hoá?
A. HNO3, NO2, NH3, N2	B. HNO3, NO2, NO, N2
C. HNO3, NO2, NH3, N2O	D. HNO3, KNO2, NH3, N2
Câu 6: Để điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm người ta:
A. Nhiệt phân dd bão hoà muối NH4NO2 	
B. Cho dd bão hoà của NH4Cl, và NaNO2
C. Nhiệt phân muối NaNO3
D. A hoặc B đều đúng.
Câu 7: Hợp chất nào của nitơ không thể tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại? 
A. NO	B. NH31
C. NO2	D. N2O5
Câu 8: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí thu được các chất thuộc phương án nào? 
A. FeO, NO2, O 2 	B. Fe, NO2, O 2
C. Fe2O3, NO2, O 2	D. Fe3O4, NO2, O 2
Câu 9: Để nhận biết dung dịch NH3 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Qùi tím	 	B. Dung dịch phenolptalein
C. Dung dịch Fe(NO3)2	D. Tất cả điều đúng
Câu 10: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dd HNO3 đặc
A. Không có hiện tượng gì	
B. Dung dịch có màu xanh và khí H2
C. Dung dịch có màu xanh và khí nâu đổ bay ra.
D. Dung dịch có màu xanh và khí không màu bay ra.

File đính kèm:

  • docBai 24-tiet 33.doc
Giáo án liên quan