Bài giảng Bài 2: Lipit (tiếp)

. Mục đích yêu cầu:

- Cho hs biết khái niệm và phân loại lipit

- Biết tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo

II. Phương pháp:

- Diễn giảng

- Dụng cụ trực quan

- Thí nghiệm biểu diễn

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Lipit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: LIPIT
I. Mục đích yêu cầu:
- Cho hs biết khái niệm và phân loại lipit
- Biết tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo
II. Phương pháp:
- Diễn giảng
- Dụng cụ trực quan
- Thí nghiệm biểu diễn
III. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Chuẩn bị giới thiệu cho hs một số hạt, quả, dầu, mỡ có chứa chất béo phổ biến trong đời sống.
- Phóng to hình 1.4 – Mô hình phân tử chất béo.
- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn: Phản ứng xà phòng hoá chất béo (dầu dừa, NaOH) 
- Tìm các mẫu vật có chứa chất béo trong đời sống (hạt, quả, dầu, mỡ)
- Đọc trước bài lipit và tham khảo các tài liệu có liên quan.
IV. Nội dung:
1/- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm và trình bày tính chất hoá học của este (viết PTHH minh hoạ)
- Phương pháp điều chế este và một vài ứng dụng thực tiễn.
- Các bài tập 1-6/trang 7/SGK.
2/- Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Nêu vấn đề, dẫn dắt học sinh hình thành khái niệm lipit
 *Chú ý cho học sinh: không phải chỉ có chất béo mới là lipit
- Giới thiệu cho học sinh một số mẫu vật thuộc loại lipit
- Giải thích thêm cho học sinh:
+ Axít béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài không phân nhánh
+ Các axít béo thường có trong chất béo là:
Axitstearic CH3[CH2]16COOH
Axitpanmitic CH3[CH2]14COOH
Axít oleic: 
 cis-CH3[CH2]7 CH=CH[CH2]7 COOH
- Mỡ động vật, dầu thực vật đều có thành phần chính là chất béo
 + Gốc R1, R2, R3 không no: chất béo lỏng
 + Gốc R1, R2, R3 no: chất béo rắn
- Cho học sinh làm thí nghiệm: cho vài giọt dầu thực vật vào nước thấy dầu nổi trên mặt nước. Cho học sinh kết luận dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước
- Phát vấn: 
+ Tính chất hoá học đặc trưng của este là gì?
+ Sản phẩm của p.ứng thuỷ phân este trong môi trường axit và môi trường bazơ là gì?
- Biểu diễn thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá: Cho dầu dừa vào bát sứ đựng ddNaOH, đun nhẹ, khuấy đều, để nguội. Cho thêm vào một ít dd NaCl bão hoà, khuấy nhẹ , để yên, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên, đó là muối natri của axít béo (xà phòng) 
- Giải thích cho học sinh: hiện tượng mỡ bị ôi: có hại, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phát vấn:
+ Những ứng dụng trong thực tế của chất béo trong đời sống hằng ngày mà em biết?
I/. Khái niệm:
Lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo, sáp, steroit và photpholipit 
II/. Chất béo:
1. Khái niệm:
Chất béo là tri este của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
CTCT chung của chất béo là:
 R1COO-CH2
 R2COO-CH
 R3COO-CH2
( Trong đó: R1, R2, R3 là gốc hydrocacbon)
Ví dụ: (CH3[CH2]16COO)3C3H5 
 Tristearoylglyxerol (tristearin)
2. Tính chất vật lý:
- Ở nhiệt độ thường chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (benzen, hexan)
3. Tính chất hoá học:
a)- Phản ứng thuỷ phân:
(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O 
 tristearin 
 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3
 axit stearic glixerol
b)- Phản ứng xà phòng hoá:
(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH 
 tristearin 
 3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
 natri stearat glixerol
c)- Phản ứng cộng hydro của chất béo lỏng:
Mục đích của phản ứng: biến dầu (lỏng) thành mỡ (rắn) hoặc bơ nhân tạo để nâng cao giá trị sử dụng.
Ví dụ: 
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 
 Triolein (lỏng)
 (C17H35COO)3C3H5 
 Tristearin (rắn)
4. Ứng dụng: 
- Là thức ăn quan trọng của con người
- Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất, một lượng lớn dùng điều chế xà phòng, glyxerol 
V. Củng cố - dặn dò:
1/- Củng cố: 
- Khái niệm và phân loại lipit
- Tính chất hoá học và ứng dụng chất béo.
2/- Dặn dò:
- Học kỹ bài Lipit, làm bài tập: 1-5 trang 11-12 /SGK
- Đọc thêm tư liệu: Sự chuyển hoá lipit trong cơ thể người
- Đọc trước bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

File đính kèm:

  • docBAI 2 LIPIT.doc
Giáo án liên quan