Bài giảng Bài 2: Chất (tiết 6)

1/ Kiến thức:

 - Khái niệm chất và một số tính chất của chất ( Chất có trong các vật thể xung quanh ta)

 2/ Kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất).

 - Phân biệt được chất và vật thể.

 - Biết cách thực hành TN và cách sử dụng hóa chất.

 3/ Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Chất (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1–Tiết 2
Chương I
CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
Bài 2: CHẤT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - Khái niệm chất và một số tính chất của chất ( Chất có trong các vật thể xung quanh ta)
 2/ Kĩ năng: 
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất).
	- Phân biệt được chất và vật thể. 
 - Biết cách thực hành TN và cách sử dụng hóa chất.
 3/ Thái độ:
 - Hứng thú say mê môn Hóa học.
 - Thấy được tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 + Hóa chất: lưu huỳnh, nhôm.
 + Dụng cụ: dụng cụ thử tính dẫn điện.
 + Sơ đồ mạch điện như hình vẽ 1.2/SGK/8, nhiệt kế, đèn cồn.
 2/ Học sinh: 
 Học bài cũ, xem trước bài mới.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Diễn giảng, đàm thoại, trực quan, thí nghiệm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 
 -Kiểm diện học sinh
- Kiểm tra bài cũ.
GV: 1/ Hóa học là gì? Vì sao ta phải học môn Hóa học?
2/ Phương pháp học tập môn Hóa học như thế nào là tốt?
GV: Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét.
HS1: HH là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và các ứng dụng của chúng.
 HH có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
HS2: Học tốt môn HH là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Tiết thứ nhất các em đã biết môn HH giúp ta hiểu biết về chất và sự biến đổi của chất. vậy chất có ở đâu? Và có tính chất như thế nào, các em hãy tìm hiểu phần I.
Hoạt động 3: I/ Chất có ở đâu?
Mục tiêu: Học sinh biết chất có ở đâu.
 - Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
 - Có 2 loại vật thể: tự nhiên và nhân tạo.
GV: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta?
GV: Thông báo: Các vật thể xung quanh ta chia làm 2 loại chính: tự nhiên và nhân tạo.
GV: Các em hãy phân loại các vật thể trên?
GV: Ghi lên bảng theo sơ đồ sau:
Vật thể
Nhân tạo
Tự nhiên
 Ví dụ Ví dụ
 Cây cỏ, sông suối Bàn ghế, sách vở
 Không khí Thước bút
GV: Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
 Em hãy cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng loại vật thể trong bảng sau:
Tên gọi
Vật thể
Chất CT nên VT
Tự nhiên
Nhân tạo
Không khí
x
O2, N2, CO2
Ấm đun nước
x
Nhôm
Hộp bút
x
Chất dẻo
GV: Cho các nhóm nhận xét kết quả – cho điểm.
GV: Qua các ví dụ trên ta thấy chất có ở đâu?
GV: Chất có những tính chất gì? Và việc nghiên cứu tính chất của chất có lợi ích gì? Các em hãy tìm hiểu tiếp ở phần II.
HS: Bàn ghế, cây cỏ, kh khí, sông, suối, sách, vỡ, bút,
HS: Ghi nhận có 2 loại vật thể: tự nhiên và nhân tạo.
HS: Phân loại.
HS: Thảo luận nhóm khoảng 5 phút, trả lời câu hỏi vào bảng phụ.
HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là nơi đó có chất.
Hoạt động 4: II/ Tính chất của chất.
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được tính chất vật lý và tính chất hóa học.
 Học sinh biết được một số chất.
 1/ Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- Tính chất vật lý: thể, màu, vị, tính tan, nđ nóng chảy, nđ sôi
- Tính chất hóa học: phân hủy, cháy
* Để biết được tính chất của chất ta phải: 
 - Quan sát.
 - Dùng dụng cụ đo.
 - Làm thí nghiệm.
2/ Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
 - Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
 - Biết cách sử dụng chất.
 - Biết ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất. 
GV: Cho HS quan sát mẫu S, Al và thử tính dẫn điện của lưu huỳnh và nhôm.
GV: YC HS rút ra nhận xét tính chất của các chất về trạng thái, màu, tính dẫn điện
GV: Những tính chất đó là tính chất đó là tính chất vật lý.
GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của muối ăn?
GV: Những tính chất nào là tính chất hóa học? (Vd: đun nóng đường, ).
GV: Khi 1 chất cháy không phải mất đi mà biến đổi thành chất khác.
GV: Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
GV: Để biết được tính chất vật lý ta có thể quan sát hoặc dùng dụng cụ đo, còn để biết tính chất hóa học thì phải làm thí nghiệm.
GV: Đặt vấn đề: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất?
GV: YC HS làm TN: Có 2 lọ đựng 2 chất lỏng trong suốt: 1 lọ đựng nước,1 lọ đựng cồn. Hãy phân biệt 2 chất lỏng trên.
 * Gợi ý HS: Ta có thể dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước. Đó là tính chất nào?
 Vậy em hãy phân biệt 2 chất lỏng trên?
GV: Trở lại vấn đề đặt ra: Tại sao ta phải biết tính chất của chất?
* Thuyết trình: Biết được tính chất của chất để sử dụng chất cho đúng, thích hợp.
 VD: - Do không biết CO có tính độc, nên một số người đã sử dụng thanh tổ ong để sửi ấm trong phòng kín dẫn đến ngộ độc.
 - Ko hiểu khí CO2 không duy trì sự sống và nặng hơn kk nên đã xuống vét bùn ở đáy giếng sâu nên đã dẫn đến tử vong.
HS: Quan sát mẫu và theo dỏi TN của GV.
HS: S: rắn, màu vàng, ko dẫn điện.
 Al: rắn, mtrắng bạc, dđiện.
HS: Nắm được tính chất vật lý của các chất.
HS: Muối ăn có màu trắng vị mặn, tan trong nước.
HS: Khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác như: phân hủy, cháy
HS: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.
HS: Nắm được cách xác định tính chất vật lý hay tính chất hóa học.
HS: Nghiên cứu thông tin ở phần 2.
HS: Làm TN.
HS: Tính chất khác nhau của nước và cồn là: cồn cháy được còn nước không cháy.
HS: Lấy mỗi lọ 1 ít cho vào đế sứ rồi đốt nếu cháy là cồn, còn lại là nước.
HS: - Giúp ta phân biệt được chất này với chất khác.
 - Biết cách sử dụng chất.
 - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sxuất.
HS: Tìm hiểu thêm thông tin ở SGK/ 9.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò.
GV: - Chất có ở đâu?
GV: YC HS làm BT 3/SGK/11.
GV: Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
GV: - Nắm vững cách xác định tính chất của chất. 
 - Làm BT 1,2,4,5,6/SGK/11.
 - Xem trước phần III : Chất tinh khiết.
 + Thế nào là chất tinh khiết? Hhợp?
 Chất tinh khiết có tính chất ntn?
 +Làm thnào để tách chất ra khỏi hh?
HS: Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
HS: Làm BT 3/SGK/ 11.
 + Vật thể: Cơ thể người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
 + Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
HS: - Học thuộc nội dung bài.
 - Làm BT 1,2,3,4,5,6/SGK/11.
 - Xem trước phần III: Chất tinh khiết.
 + Tìm hiểu: Thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết? 
 + Chất tinh khiết có tính chất như thế nào?
 + Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp phải làm sao?
 * Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8(4).doc