Bài giảng Tuần 14 - Tiết 26 – Bài 18: Mol

MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 HS hiểu được các khái niệm:

 - Mol là gì?

 - Khối lượng mol là gì?

 - Thể tích mol của chất khí.

2. Về kĩ năng

- Vận dụng được các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất, thể tích khí

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 14 - Tiết 26 – Bài 18: Mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày dạy: 18/11/2010
 CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Tiết 26 – Bài 18: Mol
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 HS hiểu được các khái niệm:
 - Mol là gì?
 - Khối lượng mol là gì?
 - Thể tích mol của chất khí.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất, thể tích khí
- Củng cố kĩ năng tính phân tử khối
- Củng cố về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất
3. Về thái độ
Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập
 II. CHUẨN BỊ
1. Của giáo viên
 Chuẩn bị phiếu học tập
2. Của học sinh
Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Giới thiệu bài học (2 phút)
 Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước và khối lượng cực kì nhỏ. Mặc dù vậy người ta nghiên cứu về hóa học cần phải biết được số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia và tạo thành. Làm thế nào có thể biết đựoc khối lượng hoặc thể tích các chất trước và sau phản ứng, để thực hiện mục đích này người ta đưa ra khái niệm mol.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mol là gì ?(15 phút)
Tiết 26 – Bài 18 : Mol
I. Mol là gì ?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
II. Khối lượng mol là gì ?
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- VD :
PTK
KL Mol
O2
32 dvc
32g
CO2
44 dvc
44g
H2O
18 dvc
18g
- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó
VD2 :
- M H2SO4 = 89g
- M Al2O3  = 102g
- M C6H12O6 = 180g
- M SO2 = 64g
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
- Một mol của bất kì chất khí nào trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau
- Ở điều kiện tiêu chuẩn:
VH2 = VN2 = VO2 = VCO2 = 22,4 lít
- Dẫn ra VD: Đến cửa hàng bách hóa, em hỏi mua 1 tá bút chì hay 1 ram giấy như vậy là em đã hỏi mua 12 bút chì, 500 tờ giấy.
Vì người ta qui ước: 1 tá bút là 12 cây bút, 1 ram giấy là 500 tờ giấy.
- Ở đây mol cũng được qui định tương tự.
- Yêu cầu HS tìm hiểu sgk trả lời
 ? Mol là gì? 
- Con số 6.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu là N
? Vậy theo định nghĩa, ta hiểu như thế nào đối với :
+ 1 mol nguyên tử nhôm
+ 0,5 mol phân tử hidro 
- Yêu cầu HS đọc phần em có biết để hình dung được con số 6.1023 to lớn nhường nào
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời :
+ 1 mol nguyên tử nhôm là một lượng nhôm có chứa N nguyên tử nhôm
+ 0,5 mol phân tử hidro là một lượng hidro có chứa 0,5.N phân tử hidro (3.1023 phân tử)
- HS đọc phần em có biết
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khối lượng mol là gì ?(10 p)
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết khối lượng mol của một chất là gì ?
? Em hãy tính phân tử khối của oxi, khí cácbonic và nước rồi điền vào cột trong bảng sau :
PTK
KL Mol
O2
CO2
H2O
- Đưa ra các giá trị ở cột 3
? Em hãy so sánh PTK với khối lượng mol của một chất ?
- Yêu cầu HS làm bài tập sau :
Tính khối lượng mol của các chất : H2SO4, Al2O3, C6H12O6, SO2.
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập
- HS nghiên cứu SGK và trả lời
- Hoàn thành bài tập của giáo viên
- HS trả lời
- HS làm bài tập
Hoạt động 3 : Thể tích mol của chất khí là gì ?(10p)
- Lưu ý HS phần này chỉ nói đến thể tích mol của chất khí
? Theo em hiểu, thể tích mol chất khí là gì ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK và nhận xét về thể tích của các chất khí khác nhau ?
- Thông báo : Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 1atm gọi là điều kiện tiêu chuẩn thì thể tích của một mol bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4 lít
- Yêu cầu HS lên bảng viết biểu thức
- HS trả lời
- HS quan sát và nhận xét được : Các chất khí trên có khối lượng mol khác nhau, nhưng thể tích (ở cùng điều kiện) thì bằng nhau
- HS lên bảng
Hoạt động 4 : Củng cố – HD về nhà(10p)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS chữa bài tập 2 trong SGK
- Về nhà : Làm bài tập 1,3,4 và đọc trước bài mới
Tuần : 15
Ngày dạy : 24/11/2010
Tiết 27 – Bài 19 : Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
I.Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- Vận dụng được các kiến thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa ba đại lượng trên
2. Về kĩ năng
- Củng cố kĩ năng tính khối lượng mol
- Củng cố các khái niệm về mol, thể tích mol chất khí, công thức hóa học
3. Về thái độ
Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận
II. Chuẩn bị
1. Của giáo viên
Bảng phụ ghi sẵn bài tập luyện tập
2. Của học sinh
Đọc trước bài mới
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Nêu khái niệm mol, khối lượng mol ?
Áp dụng tính khối lượng của : 0,5 mol H2SO4 và 0,1 mol NaOH
? Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí ?
Áp dụng tính thể tích ở đktc của : 0,5 mol H2 và 0,1 mol O2
3. Giới thiệu bài học (1 phút)
Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển đổi đó qua bài học hôm nay
4. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất (12 phút)

File đính kèm:

  • docgaio an hoa 8 3 cot.doc
Giáo án liên quan