Bài giảng Bài 2: Axit – bazơ và muối (tiếp)

1. Kiến thức. Học sinh biết:

 - Định nghĩa: axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính và muối theo thuyết điện li.

 - Axit 1 nấc, nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

 2. Kĩ năng: Học sinh:

 - Phân tích một số ví dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

 - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

 - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính cụ thể.

 - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Axit – bazơ và muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2. AXIT – BAZƠ VÀ MUỐI
I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức. Học sinh biết:
	- Định nghĩa: axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính và muối theo thuyết điện li.
	- Axit 1 nấc, nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
	2. Kĩ năng: Học sinh:
	- Phân tích một số ví dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
	- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
	- Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính cụ thể.
	- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
II. Chuẩn bị. 
- Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)2 là hidoxit lưỡng tính.
- Phiếu trắc nghiệm củng cố.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
A. Nêu vấn đề. Viết phương trình điện li các chất sau đây:
	1. HCl	
	2. NaOH
	3. NaCl
	So sánh quá trình điện li của các chất trên.
B. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Axit.
G. Viết phương trình điện li của HNO3 và CH3COOH trong nước.
G. Điểm giống nhau trong quá trình điện li của các axit là gì? Axit là gì? Tính chất chung của dung dịch axit là gì? Do thành phần nào quyết định?
G. Có gì khác nhau trong quá trình phân li của H2SO4, H3PO4 so với các axit trên? Viết phương trình điện li của các axit đó.
Hoạt động 2. Bazơ.
G. Viết ptđl cho các bazơ sau: KOH, Ba(OH)2. Xem các quá trình điện li hoàn toàn.
G. Điểm giống nhau trong quá trình điện li của bazơ là gì? Bazơ là gì? Tính chất chung của dung dịch bazơ? Do thành phần nào quyết định?
Hoạt động 3. Hidroxit lưỡng tính.
G nêu vấn đề: Zn(OH)2 có thể phân li theo 2 kiểu:
(1) Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
(2) Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
è Zn(OH)2 thuộc loại hợp chất nào?
G. Hidroxit lưỡng tính là gì?
G. Giới thiệu một số hidroxit lưỡng tính khác.
Hoạt động 3. Muối.
G. Có gì khác trong quá trình điện li của muối so với axit, bazơ? Muối là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
G. Có gì khác nhau trong thành phần phân tử giữa các muối sau đây: Na2SO4 và NaHSO4?
G. Muối trung hoà là gì? Muối axit là gì?
G. Lưu ý thêm một số muối còn H nhưng không phải là muối axit.
G. Có gì khác nhau trong quá trình điện li giữa 2 loại muối trên? Cho ví dụ.
H. Viết ptđl.
H. 
- khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Nêu một số tính chất chung của dd axit; do H+ quyết định.
H. Chúng phân li qua nhiều nấc.
Viết ptđl. 2 HS
H. Viết ptđl.
H. 
- khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
- tính chất chung của dung dịch bazơ; do OH- quyết định.
H. là hidroxit lưỡng tính.
H. nêu định nghĩa.
H. 
- Muối điện li tạo ra cation kim loại = anion gốc axit.
- Nêu ĐN muối.
- Viết ptđl một số muối.
H. Khác nhau ở gốc axit.
H. Nêu định nghĩa về muối trung hoà và muối axit.
H. Nêu ra điểm khác nhau và đưa ra ví dụ chứng minh.
I. Axit.
 1. Định nghĩa.
HNO3 à H+ + NO3-
CH3COOH CH3COO- + H+
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của cation H+ trong dung dịch.
 2. Axit nhiều nấc.
Là những axit khi tan trong nước phân li ra H+ qua nhiều nấc.
H3PO4H+ + H2PO4-
H2PO4-H+ + HPO42-
HPO42-H+ + PO43-
è H3PO4 là axit 3 nấc (triaxit).
II. Bazơ.
KOH à K+ + OH-
Ba(OH)2 à Ba2+ + 2OH-
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của anion OH- trong dung dịch.
III. Hidroxit lưỡng tính.
(1) Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
(2) Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa xó thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Tuy nhiên, lực axit và lực bazơ của các chất này rất yếu.
Viết dưới dạng bazơ
Viết dưới dạng axit
Zn(OH)2
H2ZnO2
Axit zincic
Al(OH)3
HAlO2.H2O
Axit aluminic
Sn(OH)2
H2SnO2
Axit stanơ
Pb(OH)2
H2PbO2
Axit plombơ
III. Muối.
 1. Định nghĩa.
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
Ví dụ:
Na2CO3 à 2Na+ + CO32-
(NH4)2SO4 à 2NH4+ + SO42-
- Muối trung hoà: Anion gốc axit khong còn hidro có khả năng phân li ra H+.
- Muối axit: Anion gốc axit còn hidro có khả năng phân li ra ion H+.
 2. Sự điện li của muối trong nước.
Muối trung hoà à cation kim loại + anion gốc axit.
VD: K2SO4 à 2K+ + SO42-
(trừ ngoại lệ: HgCl2, Hg(CN)2, )
Muối axit phân li nhiều giai đoạn:
GĐ1. Muối à cation kim loại + anion gốc axit.
GĐ2. Anion gốc axit à H+ + anion gốc axit mới. 
VD: NaHCO3 à Na+ + HCO3-
HCO3- H+ + CO32-
C. Củng cố.
Câu 1. Theo thuyết điện li của Areniut, kết luận nào sau đây đúng?
A. Một hợp chất có hidro trong thành phần phân tử là một axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là một axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 2. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây về nồng độ mol ion là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	B. [H+] [CH3COO-].	D. [H+] < 0,10M.
Câu 3. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây về nồng độ ion là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	B. [H+] > [NO3-].	C. [H+] < [NO3-].	D. [H+] < 0,10M.
Câu 4. Bỏ qua sự điện li của nước, trong dung dịch H3PO4 có chứa những thành phần nào (ngoài nước)?
A. H+, H2PO4-.	B. H+, H2PO4-, HPO42-.	
C. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-.	D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-, H3PO4.
Câu 5. Cho các dung dịch cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Đánh giá đúng nồng độ mol H+ trong các dung dịch trên là
A. HCl < H2SO4 < CH3COOH.	B. CH3COOH < HCl < H2SO4.
C. HCl < CH3COOH < H2SO4.	D. H2SO4 < HCl < CH3COOH.

File đính kèm:

  • docBai 2-tiet 4'.doc
Giáo án liên quan