Bài giảng Bài: 19 – Tiết: 25 tuần dạy: 13: Sắt (tiết 1)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Biết được:

- Tính chất hóa học: Sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại, sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội, sắt là kim loại có nhiều hóa trị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: 19 – Tiết: 25 tuần dạy: 13: Sắt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI: 19 – TIẾT: 25
Tuần dạy: 13
SẮT
KHHH: Fe ; NTK: 56
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	Biết được: 
- Tính chất hóa học: Sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại, sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội, sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của sắt. Viết các PTHH minh họa.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp bột nhôm sắt; tính khối lượng sắt tham gia phản ứng
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ kim loại (sắt) được làm vật dụng trong đời sống
II. TRỌNG TÂM
	Tính chất hóa học của sắt, phản ứng của sắt với lưu huỳnh
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
Dụng cụ: Bình thủy tinh miệng rộng; đèn cồn; kẹp gỗ
Hóa chất: dây sắt hình lò xo, bình khí clo (đã thu sẳn)
2. Học sinh: Một số dụng bằng sắt
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
* Lớp 9A2:	
* Lớp 9A3:	
* Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra miệng
HS1: Trả lời lý thuyết: Nêu tính chất hóa học của nhôm. Viết các phương trình phản ứng minh họa (10đ )
HS2: Sửa bài tập số 2 trang 58 SGK (10đ)
a) Không có hiện tượng gì
b) Hiện tượng:
Có kim loại màu đỏ bám vào mảnh nhôm, màu xanh của dd CuCl2 nhạt dần, nhôm tan dẫn
PTHH: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
c) Hiện tượng:
Có kim loại Ag bám vào mảnh Al, nhôm tan dẫn
PTHH: Al + 3AgNO3 3Ag + Al(NO3)3
d) Hiện tượng: 
Có nhiều bọt khí thoát ra, nhôm tan dần
PTHH: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 HS nhận xét, bình điểm
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 
GV tổ chức tình huống: Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả các kim loại sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt.
Hoạt động 2:
GV: Hãy suy đoán tính chất vật lý của sắt từ tính chất vật lý của kim loại và những điều em đã biết
HS nhóm thảo luận, đại diện nhóm phát biểu (như sgk)
HS ghi nội dung
GV: Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học, hãy suy đoán sắt có những tính chất hóa học nào? Hãy kiểm tra dự đoán đó
Hoạt động 3:
GV: Từ lớp 8 ta đã biết phản ứng của sắt với phi kim nào? Mô tả hiện tượng, viết PTHH
HS nhóm thảo luận, đại diện nhóm phát biểu (như sgk)
GV treo tranh vẽ thí nghiệm của sắt tác dụng với clo và mô tả thí nghiệm
GV: sản phẩm tạo thành là FeCl3 hay FeCl2 ?
Kết luận: Sắt tác dụng với khí clo tạo muối sắt(III) clorua
Gv thuyết trình: Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như: S, Br2, .tạo thành muối FeS, FeBr3
HS nghe và ghi kết luận
Gọi HS nêu lại tính chất 2 và viết PTHH
GV thông báo phần chú ý
Gọi HS nêu lại tính chất 3 và viết PTHH
GV thông báo kết luận
 Sắt cũng tác dụng với dd muối khác như: AgNO3, hoặc Pb(NO3)2 giải phóng kim loại Ag, Pb,
GV: Gọi HS kết luận: Sắt có những tính chất hóa học của kim loại không?
HS: kết luận
I. Tính chất vật lý
 Sắt là kim loại màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, sắt có tính nhiễm từ, nóng chảy ở nhiệt độ 15930C
II. Tính chất hóa học 
 1. Tác dụng với phi kim
 + Tác dụng với Oxi
 3Fe + 2O2 Fe3O4
 + Tác dụng với Clo
 Sắt tác dụng với khí clo tạo muối sắt(III) clorua
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối
2. Tác dụng với dd axit
 Sắt tác dụng với dd axit (HCl,H2SO4 loãng..) tạo thành muối sắt(II) và khí Hidro
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 * Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội 
 3. Tác dung với dd muối
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 Nhận xét: 
 Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối
 Kết luận:
 Sắt có những tính chất hóa học của kim loại
4. Câu hỏi, bài tập củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài, chú ý 2 hóa trị của sắt
- Làm bài tập số 4 trang 60 SGK
 Đáp án: 
 a. PTHH: Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu
 b. Fe không tác dụng được với H2SO4 đặc nguội
 c. PTHH : 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 d. Fe không tác dụng với ZnSO4 vì sắt hoạt động kém hơn Zn
5. Hướng dẫn học sinh tự học 
- Học bài và làm bài tập số 2, 3, 4, 5 trang 60 SGK 
Hướng dẫn bài tập số 5 trang 60 SGK
 + Tìm số mol CuSO4 có trong dung dịch
 + Viết PTHH
 Xác định chất rắn A gồm: Cu, và Fe dư
a) Sau khi cho A đi qua dd HCl thì chất rắn còn lại là Cu (do Cu không tác dụng với HCl)
HS viết PTHH: Fe + HCl ?
b) Kết tủa sau phản ứng của dd B với NaOH là Fe(OH)2
HS viết PTHH, tính thể tích ddNaOH
Chuẩn bị bài Hợp kim sắt: Gang và thép
Mỗi nhóm mang theo một mẫu gang và một mẫu théo
V. RÚT KINH NGHIỆM
– Nội dung:	
– Phương pháp:	
– Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docTIET 25 - 26.doc
Giáo án liên quan