Bài giảng Bài 12: Phân bón hóa học (tiếp)

Về kiến thức :

- Biết cây tròng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào.

- Biết thành phần hóa học của các loại phân đậm, phân lân, phân kali, phân phức hợp và cách điều chế các loại phân bón này

2. Kỹ năng :

Biết cách nhận biết một số loại phân và sử dụng một số loại phân thông thường

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 12: Phân bón hóa học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Mục tiêu bài học :
1.Về kiến thức :
Biết cây tròng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào.
Biết thành phần hóa học của các loại phân đậm, phân lân, phân kali, phân phức hợp và cách điều chế các loại phân bón này
2. Kỹ năng : 
Biết cách nhận biết một số loại phân và sử dụng một số loại phân thông thường.
B.Chuẩn bị :
Đồ dùng dạy học và thí nghiệm cần làm :
* Mẫu một số loại phân bón đang dùng hiện nay : Nhóm HS chuẩn bi
* Thí nghiệm tính tan của một số loại phân bón: Nhóm HS chuẩn bị
Cốc thủy tinh
Phân bón
Đũa thủy tinh
* Nhận biết một số loại phân bón : GV chuẩn bị
Phương pháp giảng dạy chủ yếu :Trực quan kết hơph đàm thoại
C.Tiến trình giảng dạy :
Kiểm tra bài cũ ( bài 4/61 SGK)
Giảng bài mới :
Đặt vấn đề
-Nội dung và phương pháp
	Hoạt động 1:
	GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK trả lời câu hỏi :
Phân bón hóa học là gì ?
Để phát triển bình thường, cây cối cần những nguyên tố nào ? Dưới dạng phân tử, ion hay nguyên tử ?
Tại sao phải bón phân hóa học cho cây ?
Có những loại phân chính nào ?
	I. Phân đạm:
	Hoạt động 2
	+ HS quan sát một số mẫu phân đạm, thử tính tan trong nước
Đều tan trong nước.
Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+
	+ HS đọc nội dung SGk trả lời câu hỏi để rút ra kiến thức cần nhớ.
	Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ quả.
	Độ dinh dưỡng của phân đạm được đáng giá theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố nitơ
II. Phân lân :
	Hoạt động 3:
+ HS quan sát một số mẫu phân lân, thử tính tan trong nước.
+ Tóm tắt nội dung chính về phân lân nói chung và trả lời câu hỏi :
- Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố nào,dưới dạng gì ?
	Phân lân cung cấp phôtpho cho cây dưới dạng ion PO43-	
Phân lân có tác dụng gì ?
Phân lân thúc dẩy quá trình sinh hóa , trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây
- Phân lân được đánh giá theo hàm lượng chất nào ? 
	Độ dinh dưỡng của phân lân được đáng giá theo tỉ lệ % về khối lượng P2O5
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân là gì ?
* Supephotphat:
Supephotphat đơn :
	Ca3(PO4)2 +2H2SO4 Ca(H2PO4)2 +2CaSO4
	- Supephotphat kép :
Ca3(PO4)2 +3H2SO4 2H3PO4 +3CaSO4 
Ca3(PO4)2 +4H3PO4 3Ca(H2PO4)2
 * Phân lân nóng chảy
Để hiểu được một số phân lân cụ thể, HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và rút ra kiến thức cần nhớ
III. Phân kali
	Hoạt động 4
	HS tự đọc nội dung SGK và tóm tắt kiến thức cần nhớ về phân kali. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
Phân kali cung cấp cho cây nguyên tố nào,dưới dạng gì ?
Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+
Tác dụng của phân kali đối với cây trồng là gì ?
Phân bón kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn.
Phân kali được đánh giá như thế nào ?
Độ dinh dưỡng của phân kali được đáng giá theo tỉ lệ % về khối lượng K2O	
Các loại phân kali chính là những loại phân nào ? Nguyên liệu để điều chế ?
Hoạt động 5 :
HS đọc SGk và phân biệt khái niệm phân hỗn hợp và phân phức hợp, tác dụng của phân này ưu thế hơn các laọi phân riêng rẽ là gi?
Hoạt động 6 :
HS nghiên cứu SGK để biết được :
+ Khái niệm phân vi lượng
+ Thành phần và tác dụng
+ Cách dùng.
* Chú ý :Trong quá trình giảng dạy, GV có thể phân công nhóm HS chuẩn bị đọc tài liệu, nội dung và báo cáo về một loại phân. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung ý kiến .
	Hoạt động 7 : Củng cố đánh giá, giao nhiệm vụ về nhà.

File đính kèm:

  • docBai 12-tiet 18.doc