Bài giảng Bài 1: Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit (tiết 2)
1.Kiến thức
- Tính chất hoá học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dd axit, oxit axit
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dd bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia oxit ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
Tiết 02: Ngày soạn://2010. CHƯƠNG I: CÁC LOẠI CHẤT VÔ CƠ Bài 1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Khái niệm hợp chất ôxit, phân loại ôxit. - Tính chất hoá học của hợp chất nước. - Tính chất hoá học của ôxit (tính chất hoá học của ôxit axit, ôxit bazơ). - Khái quát sự phân loại ôxit. A. MỤC TIÊU: Biết được: 1.Kiến thức - Tính chất hoá học của oxit: + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dd axit, oxit axit + Oxit axit tác dụng được với nước, dd bazơ, oxit bazơ. - Sự phân loại oxit, chia oxit ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính. 2.Kỷ năng: - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit. - Viết PTHH minh hoạ tính chất của một số oxit. - Phân biệt được 1 số oxit cụ thể. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất. 3.Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tái hiện, Thảo luận nhóm.- Vấn đáp gợi nhớ, thí nghiệm quan sát. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, H2O, CaCO3, P đỏ, dung dịch HCl, Ca(OH)2. - Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5. 2. HS: Sách vở. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) - Lớp: - Sỉ số/Vắng: II. Kiểm tra bài cũ: (0’) III. Nội dung bài mới: (38’) 1. Đặt vấn đề: (2’) Ở chương “Ôxi- không khí” lớp 8 các em đã được đề cập đến 2 loại ôxit đó là ôxit axit và ôxit bazơ.Vậy 2 loại ôxit này chúng có những tính chất hoá học nào? Làm thế nào để phân loại ôxit? Để hiểu được những vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào bài học mới. 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (16’) ? Oxit bazơ là oxit như thế nào? GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CaO vào nước, cho quỳ tím vào sản phẩm tạo thành rồi nhận xét kết quả? Thay CaO bằng BaO, Na2O PƯ có xảy ra không? ? Vậy oxit bazơ + H2O tạo thành sản phẩm gì? GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CuO + HCl rồi nhận xét hiện tượng kết quả TN? ? Nếu thay CuO = các oxit bazơ #, HCl bằng các axit # PƯ có xảy ra không? GV thông báo thêm tính chất thứ 3 của oxit bazơ. I.Tính chất hoá học của oxit bazơ. a.Tác dụng với nước: CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(dd). Một số ôxit bazơ + H2O → dung dịch Bazơ (kiềm) b. Tác dụng với Axit: CuO(r) + HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l) ***TQ: O.Bazơ +Axit → Muối + Nước c. Tác dụng với oxit Axit: BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r) Một số O.Bazơ +ôxit Axit → Muối Hoạt động 2: (15’) GV hướng dẫn HS đ/c CO2, P2O5 sau đó HD HS tiến hành làm TN cho P2O5 + H2O, CO2 + Ca(OH)2. HD HS nhận xét hiện tượng TN → kết quả TN? Ôxit axit có những tính chất nào? HS: Nếu thay P2O5 = SO2, SO3, N2O5 ta có thu được axit không? Nếu thay CO2,Ca(OH)2 = SO2, SO3, N2O5 hay KOH, NaOH ta có thu được sản phẩm M + H2O? II. Tính chất hoá học của oxit axit: a. Tác dụng với nước: P2O5(r) + 3H2O(l) → 2H3PO4(dd) ***TQ: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit b. Tác dụng với bazơ: CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3(r) + H2O(l) ***TQ: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ → Muối + H2O c. Tác dụng với ôxit bazơ: (như tính chất của ôxit bazơ) Hoạt động 3: (5’) GV giới thiệu cho HS cách phân loại oxit dựa vào tính chất hoá học Oxit bazơ, axit, lưỡng tính, trung tính là oxit có những tính chất hoá học như thế nào? HS: III. Khái quát về sự phân loại ôxit. 1. Oxit bazơ: là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. 2. Oxit axit: là oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. 3. Oxit lưỡng tính: là oxit tác dụng với dung dịch axit, bazơ tạo thành muối và nước. 4. Oxit trung tính: là oxit không tác dụng với axit, bazơ,nước (NO, CO...) IV. Củng cố: (4’) - Cho HS làm bài tập 1-SGK trang 6. - Cho: CaO, Fe2O3, SO3 Ôxit nào tác dụng với: Nước, HCl, NaOH? V. Dặn dò: (2’) - Học bài củ - Làm các bài tập 2,3,4,5,6 (SGK). Riêng bài tập 4,6 dành cho HS khá giỏi. - Xem trước bài mới “Một số oxit quan trọng”.
File đính kèm:
- tiet 2.doc