Bài giảng Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái niệm về phân loại oxit

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức : học sinh cần.

- Biết tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit. viết được những phương trình tương ứng với mỗi tính chất.

- Hiểu cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.

2. Kỹ năng:

Vạn dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của oxit để giải các bài tập có liên quan.

3. Thái độ: Nghiêm túc khi quan sát và tiến hành thí nghiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái niệm về phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/07
Ngày dạy :
Tiết : 2
Chương I: các loại hợp chất vô cơ
Bài 1. tính chất hóa học của oxit
khái niệm về phân loại oxit
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức : học sinh cần.
- Biết tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit. viết được những phương trình tương ứng với mỗi tính chất.
- Hiểu cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
2. Kỹ năng:
Vạn dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của oxit để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi quan sát và tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
 - Hóa chất. CaO, Na2O, CuO, Fe3O4,H2O, HCl.
 - Dụng cụ. ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, giấy quỳ,đũa thủy tinh, giá đỡ, thìa múc hóa chất , dd phenol phtalein.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (o)
3. Bài mới : (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: (15')
Tìm hiểu tính chất hóa học của Oxit bazơ.
GV. y/c hs nhắc lại khái niệm của oxit bazơ.
HS. Nêu khái niệm về oxit bzơ.
GV. hướng dẫn hs làm thí nghiệm cho 1 thìa nhỏ bột CaO vào ông nghiệm có chứa nước rồi lắc nhẹ quan sát nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1-> 2 giọt dd phenol phtalein quan sát.
HS. các nhóm tiến hành thí nghiệm -> quan sát-> nhận xét.viết phương trình phản ứng.
? Vậy có phải tất cả mọi oxit bazơ điều tác dụng được với nước.
GV. thông báo một số oxit bazơ như BaO,Na2O tác dụng được với nước tạo dd kiềm. một số oxit bazơ không tác dụng được với nước như CuO, FeO....
GV. y/c hs nghiên cứu thí nghiệm sgk/4.
GV . tiến hành thí nghiệm Cho một ít bột CuO vào ống nghiệm sau đó nhỏ vào ống nghiệm khoảng 1ml dd HCl lắc nhẹ. 
HS quan sát nêu nhận xét. viết phương trình phản ứng.
GV. thông tin đa số oxit bazơ t/d với axit tạo muối và nước.
GV. thông tin một số oxit bazơ để lâu trong không khí tác dụng với oxit axit tạo muối như: CaO, BaO...
I. Tính chất hóa học của oxit.
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
a. Tác dụng với nước.
CaO( r ) + H2O( l ) Ca(OH)2(dd )
=>Oxit bazơ t/d với nước tạo dd bazơ.
b. Tác dụng với dung dịch axit.
CuO(r ) +2 HCl(dd) CuCl2(dd) +H2O(l )
=> Một số oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước.
c. Tác dụng với oxit axit.
CaO(r ) +CO2(k) CaCO3(r )
=> một số oxit bazơ t/d với oxit axit tạo muối.
Hoạt động2: (10')
Tìm hiểu tính chất hóa học của oxit axit.
GV. tương tự như oxit bazơ oxit axit cũng t/d với nước và tạo axit.
GV thông tin khi sục khí SO3 vào nước ta thu được dd axit sunfuric
? Hãy viết phương trình phản ứng khi cho SO3, P2O5, N2O5 tác dụng với nước.
HS viết phương trình vào bảng nhóm.
GV. cho HS giải thích hiện tượng nổi váng của cốc nước vôi khi để ngoài không khí.
HS. giải thích dựa vào sự hiểu biết của bản thân.
GV cho các nhóm viết phương trình phản ứng. êu nhận xét.
HS. thưch hiện theo y/c của GV. 
2.Oxit axit có những tinh chất hóa học nào?
a. Tác dụngvới nước.
SO2(k) + H2O(l) H2SO3(dd)
=> Nhiều oxit axit t/d với nước tạo axit
b. Tác dụng với bazơ.
CO2(k) + Ca(OH)2(dd)CaCO3(r) + H2O(l)
=>Oxit axit t/d với bazơ tạo muối và nước.
c. Tác dụng với oxit bazơ.( liên hệ phần oxit bazơ)
Hoạt động3:(10')
Tìm hiểu sự phân loại oxit.
GV.y/c hs nghiên cứu thông tin sgk/5
HS. n/c thông tin trao đổi nêu khái quát về sự phan loại oxit.
? Hãy lấy VD để minh họa cho từng loại oxit.
HS. Nêu VD minh họa cho từng loại oxit.
II. Khái quát về sự phân loại oxit
1.Oxit bazơ. CuO, BaO, CaO...
2. Oxit axit. CO2, SO3...
3.Oxitlưỡng tính. Al2O3,ZnO,...
4. Oxit trung tính. CO, NO...
4. Củng cố: (8')
- GV chốt lại toàn bài.
- HS làm bài tập.1,2,3 sgk/6
Đ/A: 
Bài 1. 
 - Với nước có. CaO, SO3.
 - Với HCl có. CaO, Fe2O3.
 - với NaOH có. SO3
Bài 2. 
 -K2O +H2O
 - H2O + CO2
 - CO2 +KOH
Bài 3. 
 a. Zn c. SO2 e. CO2
 b. SO3 d. CaO
5. Dặn dò: (1')
 - Học bài và chuản bị trước bài 2.
 - BTVN. 4,5,6sgk/7+ sbt

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc