Bài giảng Bài 1 - Tiết 2: Bài giảng Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit

. Chuẩn bị :

 1/ Giáo viên : 7 bộ dụng cụ và hóa chất .

 - Hóa chất : CuO, dung dịch HCl

 - Dụng cụ thí nghiệm : ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thuỷ tinh.

 2/ Học sinh :

 Đọc trứơc bài 1, ôn những kiến thức về oxit đã học lớp 8.(định nghĩa, phân loại )

III. Phương pháp :

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 - Tiết 2: Bài giảng Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
Tiết 2
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. Mục tiêu của bài học : SGV ( trang 5)
II. Chuẩn bị : 
 1/ Giáo viên : 7 bộ dụng cụ và hóa chất .
	- Hóa chất : CuO, dung dịch HCl
 - Dụng cụ thí nghiệm : ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thuỷ tinh.
	2/ Học sinh :
	Đọc trứơc bài 1, ôn những kiến thức về oxit đã học lớp 8.(định nghĩa, phân loại )
III. Phương pháp :
	Trực quan, phát vấn, giảng giải, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy học :
Ì. Hoạt động 1 :Ổn định, điểm danh (1’)
* Kiểm tra bài cũ (5’)
	 1/ Oxit là gì ? có mấy loại oxit ?
 Trong những chất sau : HCl, Na2O, H2SO4, SO2, NaOH, ZnO 
 Al2O3 , CO, NO, H2, chất nào là oxit
	 2/ Tính khối lượng axit sunfuric có trong 200g dung dịch axit sunfuric 20% 
(H=1,S=32,O=16)
 * Giới thiệu bài mới :(1’)
 Trong chương trình lớp 8 ta đã tìm hiểu về 2 loại oxit chính là oxit axit và oxit bazơ . Chúng có những tính chất hóa học nào, hôm nay ta cùng tìm hiểu trong bài 1.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG
Nội dung
Ì Hoạt động 2: 
a) GV diễn giảng cho BaO tác dụng nước tạo thành dung dịch bari hidroxit.
- Yêu cầu HS viết PTHH
? Bari hidroxit thuộc loại hợp chất nào ?
-Na2O, CaO, K2O  cũng có phản ứng tương tự . HS viết PTHH (3HS )
GV: CuO, ZnOkhông phản ứng với nước .
-Kết luận ?
- Mở rộng :Phản ứng( 2 ) là phản ứng tôi vôi, theo PTHH nếu dùng 1 mol CaO (56g) tác dụng với 1 mol H2O ( 18g) sẽ thu được 1 mol bột Ca(OH)2 (74g) ở trạng thái rắn .
Thực tế người ta dùng khối lượng nước lớn hơn nhiều lần so với khối lượng nước tính theo PTHH . Vì vậy ta thu được một hỗn hợp Ca(OH)2 và H2O dư ở trạng thái nhão, dẻo.
b) Các nhóm nhận dụng cụ hóa chất .
- Kiểm tra hóa cụ, hóa chất.
-HS quan sát CuO, HCl (trạng thái màu sắc )
GV hướng dẫn thí nghiệm 
- Cho cở hạt đậu xanh CuO vào ống nghiệm .
- Dùng ống nhỏ giọt cho 1-2ml dd HCl vào, lắc nhẹ.
? Hiện tượng thí nghiệm ?.
? Nhận xét thí nghiệm ?
( Màu xanh lam : dd CuCl2 )
? CuCl2 thuộc loại hợp chất nào? 
?Viết PTHH.
CaO, Fe2O3cũng xảy ra phản ứng tương tự .
- Kết luận ?
c) Thực nghiệm chứng minh : một số oxit bazơ như CaO, Na2O, BaO tác dụng với oxit axit tạo muối .
 -HS Viết PTHH.
* Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
Viết phần tóm tắt lên bảng phụ.
-Lưu ý : không phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng với oxit axit hoặc với nước 
Ì Hoạt động 3: 
a) Viết PTHH khi cho P2O5 tác dụng với H2O.
? H3PO4 thuộc loại hợp chất nào .
-Với SO2, SO3, N2O5, cũng thu được các dd axit tương ứng 
- Kết luận ? 
b) Viết PTHH khi cho cacbon đioxit tác dụng với dd canxi hidroxit, sản phẩm là canxi cacbonat và nước.
? Canxi cacbonat thuộc loại hợp chất nào ?
 SO2 , P2O5cũng có phản ứng tương tự .
- Kết luận ?
c) Như phần 1,c.
 * Oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
( GV viết phần tóm tắt trên bảng phụ )
Ì Hoạt động 4 : 
- Dựa vào bảng phụ đã ghi ở trên GV chốt lại.
* Tính chất hóa học cơ bản nhất của oxit bazơ là tác dụng với axit tạo muối và nước .
* Tính chất hóa học cơ bản nhất của oxit axit là tác dụng với dd bazơ tạo muối và nước .
- Dựa trên tính chất hóa học cơ bản này để phân loại oxit . 
? Hãy nêu 4 loại oxit.
? Những oxit nào là oxit bazơ,oxit axit, oxit lưỡng tính, oxít trung tính ?
- Giới thiệu một số oxit lưỡng tính : Al2O3, ZnO.một số oxit trung tính : CO, NOHai loại oxit này sẽ được học sau.
15’
12’
4’
I. Tính chất hóa học của oxit:
 1/ Tính chất hóa học của oxit bazơ:
 a) Tác dụng với nước :
Một số oxit bazơ + nước àdd bazơ (kiềm).
BaO(r)+H2O(l)àBa(OH)2(dd)
b) Tác dụng với axit:
Oxit bazơ+ axit àmuối + nước 
CuO(r)+2HCl(dd)à CuCl2(dd) + H2O (l)
c) Tác dụng với oxit axit :
Một số oxit bazơ + Oxit axit à muối
BaO(r) + CO2 (k)à BaCO3(r )
2/ Tính chất hóa học của oxit axit:
 a) Tác dụng với nước :
Nhiều oxit axit + nước à axit
P2O5(r)+3H2O(l)à2H3PO4(dd)
 b) Tác dụng với bazơ : 
Oxit axit+ dd bazơ à muối + nước
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) à
CaCO3(r) + H2O(l)
 c) Tác dụng với oxit bazơ: 
 (như phần 1,c )
II. Khái quát về sự phân loại oxit :
Dựa vào tính chất hóa học của oxit , phân oxit thành 4 loại : 
 - Oxit bazơ : Fe2O3, K2O
 - Oxit axit : N2O5, SO2
 - Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO
 - Oxit trung tính: CO, NO
Ì Hoạt động 5 :( 5’) Củng cố .
- Bài tập 1/ 6 SGK : 3HS lên bảng làm. Nêu phương pháp làm bài. Lớp nhận xét .
- Bài tập 3/ 6 SGK : 5HS lên bảng làm. Nêu phương pháp làm bài. Lớp nhận xét .
- Bài tập 4/ 6 SGK : Hoạt động nhóm :
Nhóm 1,2 : a ; Nhóm 3,4 : b ; Nhóm 5,6 : c ; Nhóm 7,8 : d .
- Bài tập 5/ 6 SGK : 1 HS làm . Nêu phương pháp làm bài. Lớp nhận xét .
Ì Hoạt động 6 : ( 2’) Hướng dẫn về nhà .
	- Học bài, viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học.
	- Hoàn thành các bài tập . Làm bài tập 2, 6/ 6SGK.
	- Đọc trước bài 2, phần A.
	*Hướng dẫn bài tập : 
Bài 2 :Phân loại, dựa vào tính chất hóa học để chọn những cặp chất có thể tác dụng với nhau, viết PTHH.
Bài 6 : toán lượng dư à tìm chất dư .
	 C% dung dịch sau phản ứng gồm C% sản phẩm và C% chất dư
	Dựa vào PTHH tìm nct à mct . Dựa vào đề bài tìm mdd .
V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docBai 1 Tinh chat hoa hoc cua o xit.doc