Bài giảng Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) (tiếp theo)

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS nắm được 1 cách khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II với đặc trưng lớn nhất là thế giới hình thành nên 2 phe: TBCN và XHCN, do 2 cường quốc lớn đứng đầu là Mĩ và Liên Xô.

-Mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò quốc tế quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc

 2. Về kĩ năng:

- Quan sát, khai thác tranh ảnh và bản đồ

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, khái quát, nhận định, đánh giá vấn đề LS

- Rèn luyện kĩ năng so sánh , liên hệ với LS Việt Nam.

 

doc166 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn Mỏ Nhai, lập chính quyền CM, đội du kích Bắc Sơn ra đời.
- Nhật - Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lai đàn áp cuộc khởi nghĩa => cuộc khởi nghĩa thất bại
* Ý nghĩa: Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
b. Khởi nghĩa Nam Kì:
* Nguyên nhân:
- Binh lính và thanh niên Nam Kì bị TDP đưa đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm - Thái Lan.
- Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa
* Diễn biến:
- 23/11/1940, khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông lan rộng đến miền Tây Nam Bộ
- Do kế hoạch bị bại lộ, TDP kịp thời đối phó => khởi nghĩa thất bại.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của ND Nam Bộ.
c. Binh biến Đô Lương:
* Nguyên nhân:Do binh lính bất bình nổi dậy
* Diễn biến: 13/1/1941, binh lính Chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô Lương, vạch kế hoach đánh thành Vinh nhưng thất bại
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính.
* Nguyên nhân thất bại :
- Điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, thời cơ mới chỉ xuất hiện ở 1 số địa phương.
- TDP còn mạnh
- Lực lượng CM chưa được chuẩn bị,tổ chức đầy đủ
* Ý nghĩa lịch sử:
- Nêu cao tinh thần yêu nước, bất khuất của ND ta
- Báo hiệu 1 thời kì đấu tranh mới, quyết liệt với kẻ thù - đấu tranh vũ trang
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về: thời cơ CM,khởi nghĩa vũ trang,chuẩn bị lực lương CM ...
 4. Củng cố : HS trả lời câu hỏi
 - Những điểm mới trong tình hình VN (1939 - 1945) và chủ trương của Đảng
 5. Dặn dò : Học và trả lời câu hỏi ở SGK
	**************************************
*Tiết thứ: 25
 * Ngày soạn :01/12/2008
BÀI 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ 
TỔNG KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1939 - 1945).
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI ( tiết 2 )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: - Nắm được đường lối đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám 1945.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao nhiệt tình cách mạng, tham gia các cuộc vận động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân..
 II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1.Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh, tư liệu về CM tháng Tám.
 2.Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước bài mới, chuẩn bị phần bài tập giáo viên cho trước.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số, phương tiện học tập của HS
 2.Kiểm tra bài cũ: Những điểm mới trong tình hình VN (1939 - 1945) và chủ trương của Đảng trong thời kì mới ntn?
 3.Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Chiến tranh TG II (1939 - 1945) đã lan rộng và ngày càng quyết liệt. Ở ĐD, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết. Tình hình trong nước rất khẩn trương, thời cơ giành chính quyền sớm muộn cũng sẽ đến. NAQ đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và công cuộc chuẩn bị cho CM tháng Tám nổ ra ntn đó là nội dung của bài học hôm nay.
 b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm nội dung HN TW lần thứ 8 đồng thời so sánh với HNTW 6 (11/1939) để thấy được điểm giống và khác nhau giữa 2 HN. Qua đó thấy được ý nghĩa của HNTW 8
- Hai HN đều xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là hàng đầu,là cấp bách.Hội nghị TW 8 tiếp tục giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- HN 8 đã khắc phục được điểm hạn chế của HN 6 là đã đề ra được biện pháp, phương hướng cụ thể để xúc tiến mạnh mẽ cuộc đấu tranh GPDT như: Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất, xúc tiến công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang...
- Sự thất bại của k/n Yên Bái, Đô Lương, Bắc Sơn, Nam Kì, đã để lại bài học kinh nghiệm là muốn k/n vũ trang phải chuẩn bị kỹ về lực lượng => HN 8 đã coi công cuộc chuẩn bị lực lượng là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn CM mới
Hoạt động 1: Nhóm
GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận các nội dung sau:
Nhóm 1: Qúa trình xây dựng và phát triển lực lượng chính trị của CM.
- Về mặt trận VM: Theo đề nghị của NAQ, HNTW 8 quyết định mỗi nước cần giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước => mỗi nước sẽ thành lập mặt trận riêng. Các tổ chức của mặt trận đều mang tên "cứu quốc" nhằm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc....
Nhóm 2:. Qúa trình hình thành và phát triển của các đội vũ trang CM.
- Về đội VNTTGPQ: Được thành lập dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, tại rừng Nguyên Bình(Cao Bằng).Đội có 34 chiến sĩ chia thành 3 tiểu đội chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao - Bắc - Lạng do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang CM, là tiền thân của QĐNDVN. Mặc dù trang bị còn thô sơ nhưng ngay khi ra đời đã đánh thắng 2 trận Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta.
Nhóm 3: Qúa trình xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK hoàn cảnh lịch sử thế giới và ĐD để thấy được những biến đổi chính trị sâu sắc ở ĐD đầu 1943.
- Đầu 1945, trước sự thất bại gần kề của PXN, TDP ở ĐD có cơ hội ngóc đầu dậy chuẩn bị lật đổ Nhật.Mâu thuẫn vốn có giữa Nhật - Pháp trở nên gay gắt. Để nhổ mầm họa, Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp => Pháp chống cự yếu ớt, nhanh chóng dâng toàn bộ ĐD cho Nhật.
- Sau đảo chính, Nhật ra sức tung hô VN độc lập, ĐD độc lập, thành lập chính phủ bù nhìn Trần Trộng Kim, Đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Trên thực tế, chúng ra sức cướp đoạt, bòn rút ND ta, thẳng tay đàn áp phong trào CM => ND ta căm phẫn PXN => Đảo chính đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở ĐD. Hai tên ĐQ cắn xé nhau chí tử, 1 trong 2 kẻ thù của ND ta bị loại, chính quyền Pháp tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định, các tầng lớp đứng ở giữa hoang mang, quần chúng CM mong muốn hành động
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
GV: Trước những biến đổi sâu sắc đó, Đảng ta có chủ trương gì ?
Hoạt động 3: Cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trình bày tóm tắt cao trào kháng Nhật cứu nước.
- MTVM ra lời hịch kêu gọi: "Hỡi quốc dân đồng bào, vận mệnh dân tộc ta đang treo trên sợi tóc, nhưng cơ hội ngàn năm có 1 đang lại. Gìơ kháng Nhật đã đánh, kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM, tiến lên, xông tới, cứu nước, cứu nhà".Lời hịch như tiếng gọi của non sông đất nước thôi thúc đồng bào toàn quốc đứng dậy kháng Nhật. Sôi nổi nhất là phong trào pha kho thóc Nhật đã lôi kéo hàng triệu nông dân tham gia, tạo nên 1 làn sóng sôi nổi, mạnh mẽ chưa từng thấy => trình độ giác ngộ của quần chúng được nâng cao, có thêm quyết tâm đánh đổ kẻ thù.
Hoạt động 4: Cá nhân
GV: Theo em cao trào kháng Nhật cứu nước có ý nghĩa gì?
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
GV yêu cầu HS đọc SGK và nắm được chủ trương, hoạt động và kết quả của công cuộc chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa.
3. NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CM. Hội nghị lần thứ 8 BCH TW ĐCSĐD (5/1941):
- 28/1/1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN
- Từ 10 - 19/5/1941, NAQ triệu tập HNTW ĐCS ĐD lần thứ 8 tại Pắc Bó - Hà Quảng - Cao Bằng
- Nội dung của hội nghị:
+ Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của CMVN là giải phóng dân tộc
+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu "giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công..."
+ Chủ trương mỗi nước ĐD thành lập 1 mặt trận riêng. VN thành lập mặt trận VN độc lập đồng minh ( Mặt trận Việt Minh ).
+ Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ “khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa”
+ Coi chuẩn bị lực lượng là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân
- Ý nghĩa :
+ Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng
+ Có tầm quan trọng quyết định đến thắng lợi của CM tháng Tám 1945
4. Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
a. Xây dựng lực lượng chính trị:
- 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời.
- Tại Cao Bằng: các “Hội cứu quốc ra đời”, Uỷ ban VM liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập
- Đầu 1942, các hội cứu quốc được thành lập ở nhiều thành phố, thị xã; hội văn hoá cứu quốc và Đảng dân chủ VN được thành lập... 
- Đảng chú trọng vận động ngoại kiều và binh lính người Việt tham gia CM
b. Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Sau khới nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn hoạt động chủ yếu ở Bắc Sơn – Võ Nhai.
- Từ ngày 14/2/1941đến 25/2/1944, các đội Cứu Quốc quân I, II, III lần lượt ra đời
- Ở Cao Bằng thành lập 19 ban Nam tiến.
- Ngày 7/5/1944, Việt Minh ra chỉ thị sắm vũ khí đuổi quân thù chung.
- Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập.
c. Xây dựng căn cứ điạ
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng
- Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc xây dựng căn cứ địa Cao Bằng.
- Từ năm 1943: Căn cứ địa mở rộng nối liền Bắc Sơn, Võ Nhai với Cao Bằng....tạo điều kiện cho khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 
1.Khởi nghĩa từng phần 
( từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945)
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới: Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật dứng trước nguy cơ thất bại.
- Ở Đông Dương:
+ Quân Pháp ráo riết chuẩn bị để chờ cơ hội phản công Nhật, Mâu thuẫn Nhật – Pháp căng thẳng. 
+ Trước tình hình đó đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp " Nhật độc chiếm Đông Dương, Tăng cường vơ vét bòn rút nhân dân, thẳng tay đàn áp những người cách mạng.
* Chủ trương của Đảng
- Ngay đêm 9/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp. Ngày 12/3/1945, ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Nội dung Chỉ thị:
+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Hình thức đấu tranh : từ bất hợp tác, bãi công, mít tinh, biểu tình...đến vũ trang du kích, khởi nghĩa từng phần sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa.
+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
* Diễn biến:
- Ở khu căn cứ điạ Cao - Bắc - Lạng, một loạt các xã, châu, huyện, được giải phóng, chính quyền cách mạng thành lập.
- Ở Bắc Kì, phong trào phá kho thóc Nhật thu hút hàng triệu n

File đính kèm:

  • docSu 12 co ban.doc
Giáo án liên quan