Bài giảng Bài 1: Mở đầu (tiếp)

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Mở đầu (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mol của chất khí còn lại.
Bài 21: Tính theo công thức hoá học
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
- Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
Kĩ năng
- Dựa vào công thức hoá học:
 + Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
 + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
B. Trọng tâm
- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước 
- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố
C. Hướng dẫn thực hiện 
- Các bước tiến hành tìm thành phần các nguyên tố khi biết công thức hoá học; tìm khối lượng moℓ của hợp chất; tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp chất; ịtìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
- Các bước tiến hành tìm công thức hoá học khi biết thành phần các nguyên tố: tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp chất; ị lập công thức hoá học của hợp chất.
hoặc lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố theo tỉ lệ 
số mol (CxHyOzNt) = 
 ị x : y : z : t = 
- Luyện tập: 
 + Bài toán tính tỉ lệ khối lượng hoặc % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất 
 + Bài toán tính khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất khi biết khối lượng hợp chất và ngược lại
 + Bài toán lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố
 + Bài toán tìm khối lượng mol hợp chất từ tỉ khối hơi hoặc tìm tỉ khối của chất khí này so với khí khác
Bài 22: Tính theo phương trình hoá học
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo phương trình hoá học.
Kĩ năng
- Tính được tỉ lệ số moℓ giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể.
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
B. Trọng tâm
- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước 
- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố
C. Hướng dẫn thực hiện 
- Các bước tính theo phương trình hoá học:
 + Viết phương trình hoá học.
 	 + Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số moℓ chất.
 + Dựa vào phương trình hoá học để tìm số moℓ chất phản ứng hoặc sản phẩm.
 + Chuyển đổi số moℓ chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4.n)
	- Có thể tính theo phương trình hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng các chất trong phương trình kèm theo hệ số 
- Luyện tập: + Bài toán tính khối lượng (hoặc thể tích) của chất này từ khối lượng (hoặc thể tích) của chất khác trong phương trình hóa học 
CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHí
Bài 24: TíNH CHấT CủA OXI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống 
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. 
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
B. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của oxi
C. Hướng dẫn thực hiện
- Vì lần đầu tiên học sinh học tính chất vật lí của một chất nên phân tích cho học sinh biết khi nghiên cứu về tinh chất vật lí cần nghiên cứu : trạng thái tồn tại, màu sắc ,mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi ... để học sinh tự học phần tính chất vật lí của các chất khác sau này. Đối với khí cần thêm phần so sánh với không khí và giải thích đượctại sao khí nghiên cứu nặng hay nhẹ hơn so với không khí. Từ tính tan và tỉ khối của chất khí đối với không khí hướng dẫn học sinh cách thu khí trong PTN 
- Từ các thí nghiệm O2 tác dụng với S, P, Fe, Cu, C4H10 (trong bật lửa)...giúp cho HS thấy Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh, tác dụng với nhiều kim loại, phi kim khác và nhiều hợp chất. 
- Luyện tập,củng cố :
 + Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng của oxi; từ các phương trình giúp HS thấy rõ “trong các hợp chất tạo ra, oxi luôn có hóa trị II” 
+ Bài toán tính theo phương trình hóa học,liên quan đến sự đốt cháy nhiên liệu.
+ Làm bài tập số 5 SGK trang 87 để liên hệ thực tế sự cần thiết của oxi trong đời sống 
Bài 25: Sự OXI HóA - PHảN ứNG HóA HợP - ứNG DụNG CủA OXI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
- ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
B. Trọng tâm
- Khái niệm về sự oxi hóa
- Khái niệm về phản ứng hóa hợp
C. Hướng dẫn thực hiện
- Từ các câu hỏi kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của oxi, yêu cầu HS viết các phương trình hóa học giữa oxi với một kim loại, một phi kim và CH4), qua đó chỉ ra cho HS thấy thế nào là “sự oxi hóa”;
- Phân biệt kim loại ở dạng đơn chất và kim loại trong hợp chất (kim loại ở dạng đơn chất trung hòa về điện tích, kim loại trong hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiện điện tích do quá trình nhường electron của nguyên tử) ị Cu đ Cu2+ + 2e ị giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhường electron (qua trình nêu trên là sự oxi hóa Cu)
- Từ các phản ứng của oxi đã nêu trên ( kimloại, phi kim và CH4, chỉ cho HS thấy có hai loại phản ứng khác nhau (yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm khác nhau đó) ị qua đó thấy một trong hai loại phản ứng này gọi là “phản ứng hóa hợp” (Nêu thêm một số ví dụ về phản ứng hóa hợp không có mặt O2)
- Luyện tập, củng cố: + Nêu một số sự oxi hóa trong thực tế cuộc sống và ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	 + Viết thành thạo các phương trình phản ứng hóa hợp
	 + Bài toán tính theo phương trình hóa hợp.
Bài 26: OXIT
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
-Biết được 
	+ Định nghĩa oxit 
	+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị 
+ Cách lập CTHH của oxit 
+ Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 
Kĩ năng
 	+ Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố 
	+ Đọc tên oxit 
	+ Lập được CTHH của oxit 
	+ Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 
B. Trọng tâm
	+ Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ 
	+ Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên 
C. Hướng dẫn thực hiện
	+ Kiểm tra bài cũ về phản ứng hóa học của O2 dẫn đến sự hình thành một số oxit bazơ , oxit axit (MgO, Na2O, CO2, P2O5 ..). Cho học sinh nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit để dẫn đến định nghĩa oxit. 
+ Đặt vấn đề lập CTHH một oxit thì cần có giả thiết nào ?Hướng dẫn để học sinh trả lời : cần biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit hoặc % các nguyên tố trong oxit và phân tử khối. Cho làm hai bài tập liên quan. 
	+ Từ các oxit trong kiểm tra bài cũ , cho biết MgO,Na2O..là oxit bazơ ,có bazơ tương ứng là Mg(OH)2,NaOH và CO2,P2O5 là oxit axit, có axit tương ứng là H2CO3, H3PO4. Sau đó cho học sinh tự kết luận về sự phân loại ,nêu định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ. Cho 1 số ví dụ để cũng cố phần phân loại (cần đưa ra 1 số trường hợp như Mn2O7 , NO để lưu ý học sinh không phải oxit của kim loại nào cũng là oxit bazơ, oxit của phi kim chỉ là oxit axit khi có axit tương ứng) 
	+ GV giới thiệu cách gọi tên chung, gọi tên một số oxit – sau đó cho học sinh gọi tên một số oxit, trong đó có oxit của kim loại nhiều hóa trị và oxit của phi kim nhiều hóa trị.
 	+ Củng cố, luyện tập: Học sinh thành thạo cách gọi tên, nhất cách gọi tên các oxit axit và tên các oxit bazơ ứng với kim loại nhiều hóa trị. Học sinh biết cách lập CT nhanh một oxit khi biết hóa trị và biết cách lập CT HH của oxit khi biết % khối lượng các nguyên tố. Học sinh phân biệt được oxit nào thuộc loại oxit bazơ, oxit axit (chú ý chọn ví dụ phù hợp, không đưa các oxit lưỡng tính, oxit không tạo muối, oxit hỗn tạp vào mục ví dụ về các oxit bazơ ...) 
Bài 27: ĐIềU CHế OXI - PHảN ứNG PHÂN HủY
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
-Biết được 
	+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN 
	+ Khái niệm phản ứng phân hủy 
Kĩ năng
 	+ Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 
	+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp 
	+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 
B. Trọng tâm
	+ Cách điều chế oxi trong phòng TN và CN ( từ không khí và nước) 
+ Khái niệm phản ứng phân hủy 
C. Hướng dẫn thực hiện
	+ Kiểm tra bài cũ (có thể dùng hình thức trắc nghiệm khách quan) về phân loại oxit, gọi tên oxit, viết một số phản ứng hóa hợp trong đó có oxi tham gia. 
	+ Phân tích để cho học sinh thấy để có các oxit từ các phản ứng trực tiếp thì cần có oxi Cho học sinh nêu một vài ứng dụng của oxi trong thực tế mà học sinh biết. Từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bài mới 
+ GV tiến hành làm các thí nghiệm trong sách GK, cho học sinh nhận xét để đi đến kết luận để điều chế khí oxi trong phòng TN và cách thu khí oxi. GV khắc sâu kiến thức bằng cách yêu cầu 

File đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC KI NANG HOA 8BO GDDT.doc
Giáo án liên quan