Bài giảng Bài 1: Ester (tiếp)

TÊN THƯỜNG tên gốc rượu + tên gốc axit (tương tự như gọi tên muối, chỉ cần thay thế tên của kim loại bằng tên của gốc rượu)

HCOOCH3 Metyl fomiat

CH3COOCH3 Metyl axetat

CH3COOCH2CH3 Etyl axetat

CH3CH2COOCH2CH3 Etyl propionate

 

doc33 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Ester (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghế, phục vụ cho xây dựng, chế tạo vũ khí, làm thức ăn chế tơ nhân tạo, giấy, thuốc súng, không khói, rượu
TƠ VISCO
Xenlulozơ Dung dịch sánh visco Tơ visco
TƠ AXETAT
Tơ axetat được chế biến từ hai este của xenlulozơ
BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài 1: a) Nêu phương pháp hóa học để chứng minh phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi các mắt xích glucozơ (C6H10O5)
b) Cho hai công thức: [C6H5 (OH)5]n và [C6H7O2(OH)3]n Công thức nào ứng với công thức phân tử xenlulozơ? Hãy chứng minh bằng phản ứng hóa học. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo phân tử của xenlulozơ và tinh bột.
Bài 2: a) Tại một nhà máy rượu, người ta dùng mùn cưa chứa 50% xenlulozơ làøm nguyên liệu sản xuất rượu etylic. Tính khối lượng mùn cưa cần để sản xuất 1 tấn rượu etylic, biết hiệu suất của cả quá trình làø 70%.
b) Nếu thay mùn cưa bằng khoai chứa 20% tinh bột thì phải tốn bao nhiêu tấn khoai để được 1 tấn rượu, biết sự hao hụt trong sản xuất làø 15%.
Bài 3: a) Tính khối lượng xenlulozơ và khối lượng axit nitric cần để sản xuất ra 1 tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong sản xuất là 12%.
b) Tính thể tích axit nitric 99,67% (d=1,52) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 90%.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Bài 1: Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 và với H2.
Bài 3: Viết công thức cấu tạo của a–glucozơ.
Bài 4: Trình bày cách nhận biết 3 dung dịch riêng biệt: glucozơ, fructozơ, saccarozơ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 5: Hãy nêu tính chất hóa học của glucozơ và viết các phương trình phản ứng minh họa.
Bài 6: Glucozơ có tính chất hóa học giống và khác glyxêrin ở điểm nào ? Tại sao ?
Bài 7: So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ.
Bài 8: Tinh bột có công thức (C6H10O5)n như xenlulozơ. Vậy tinh bột có thể kéo sợi như xenlulozơ được không ? Giải thích.
Bài 9: Viết công thức cấu tạo mạch vòng của mantozơ và saccarozơ. Giải thích tại sao khi hòa tan mantozơ vào nước có H+ và đun nóng thì dung dịch thu được lại có thể tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Cu(OH)2.
Bài 10: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau
CO2 glucozơ tinh bột glocozơ CO2
Bài 11: Từ xenlulozơ, các hợp chất vô cơ cần thiết và các điều kiện thích hợp, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế ra
cao su buna; axit axêtic; Polietilen ; 1,2–đibrometan ;Etyl axetat
Bài 12: Từ xenlulozơ và các hóa chất vô cơ, xúc tác cần thiết viết các phương trình phản ứng điều chế rượu êtylic, axit axêtic, rượu isopropylic, isopropyl axêtat.
Bài 13: Từ xenlulozơ và các chất vô cơ tùy ý, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế trinitroxenlulô, cao su buna, penta axêtat gluco.
Bài 14: Thế nào là mônôsaccarit, disaccarit, polisaccarit:
Bài 15: Viết công thức dạng mạch hở và dạng mạch vòng của glucozơ.
Bài 16: Dẫn xuất nào của glucozơ mạch vòng không thể chuyển hóa được thành dạng mạch hở tương ứng, cho ví dụ.
Bài 17: Nêu tính chất hóa học của glucozơ: viết các phương trình minh họa với điều kiện và xúc tác phản ứng thích hợp.
Bài 18: Hãy nêu 2 phản ứng hóa học có thể dùng để xác nhận sự có mặt của glucozơ trong dung dịch.
Bài 19: Cho 5kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích của rượu 40O thu được, biếtt rằng khối lượng rượu bị hao hụt 10% và khối lượng riêng của rượu etylic nguy6en chất là 0,8 g/ml.
(Học viện Quan hệ Quốc tế 1998)
Bài 20: Cho xenlulozơ phản ứng với anhidrit axetic có chất xúc tác là H2SO4 đặc, thu được 6,6 gam axit axetic và 11,1 gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong A. (ĐH Ngoại thương phía Bắc 1999)
Bài 21: Tính khối lượng xenlulozơ và khối lượng HNO3 cần để sản xúât 1 tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong sản xuất là 12%.
Bài 22: Tính thể tích dung dịch HNO3 99,67% (D = 1,52 g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 90%.
(ĐH Ngoại thương phía Nam 1999)
Bài 23: Từ một loại mùn cưa chứa 60% xenlulozơ được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu êtylic. Nếu dùng 1 tấn mùn cưa trên có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu 70O ? Biết hiệu suất của quá trình là 70%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. (ĐH Y Hà Nội 1999)
Bài 24: Một chất A có chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn A cần thể tích O2 bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. 
a)Hỏi A thuộc hợp chất gì ?
b)Lấy 21,6 gam A phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư ta thu được 25,92 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của A, biết rằng 1 mol A tạo ra 2 mol Ag.
Chương
III
 AMINOAXIT VÀ PROTIT
BÀI 11. AMIN
A. KHÁI NIỆM VỀ AMIN
Amin là những hợp chất hữu cơ tạo thành do nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hydrocacbon .
1. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT.
Công thức tổng quát của amin bậc I CnH2n+2-2k-a(NH2)a hay CnH2n+2-2k+aNa trong đó n là số nguyên tử C (n³1, nguyên); k là tổng số liên kết Õ và vòng có trong phân tử (k³ 0); a là số nhóm amino (đó cũng chính là số nguyên tử N) thỏa mãn ³1.
2. BẬC AMIN
Nếu có một gốc hyđrocacbon lên kết với nguyên tử N (hoặc có một nguyên tử H trong NH3 bị thay thế ta có amin bậc I CH3 – NH2; C6H5 – NH2
Nếu có 2 nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bằng gốc hyđrocacbon, ta có có amin bậc II CH3 – NH – CH2CH3 (Etylmetyl amin)
Nếu có 3 nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bằng gốc hyđrocacbon ta có amin bậc 3. (CH3)3N
3. GỌI TÊN
TÊN THƯỜNG tên gốc hyđrocacbon + “amin”
(CH3)2NH đimetylamin	C6H5 – NH2 phenylamin
TÊN IUPAC Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất gọi tên các nhóm amino (hoặc amino có nhóm thế như những tiếp đầu ngữ) - NH2 amino; - NH2CH3 metylamino; - (CH3)2NH– đimetyl amino + tên hiđrocacbon tương ứng
CH3CH2CH(NH)2CH3 2 – amino butan
CH3CH2CH –NH – CH3 là 1- metyl amino propan.
Một số tên vẫn dùng	
C6H5 – NH2 Anilin	
CH3 – C6H4 – NH2 (o - ; m-; p -) Toluiđin.
4. TÍNH CHẤT CHUNG
Amin có tính bazơ
Dung dịch amin mạch hở trong nước làm đổi màu quì tím sang xanh
Amin phản ứng với axit tạo muối .
B. ANILIN (C6H7N; C6H5NH2; M = 93)
1. CÔNG THỨC CẤU TẠO
2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Lỏng không màu, để lâu trong không khí ngả sang màu nâu đen vì bị ôxihóa, hơi nặng hơn nước, rất ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu và benzen ,ête...độc, có mùi khó chịu.
	Là một bazơ yếu, do ảnh hưởng nhóm –NH2 mà vòng benzen dễ dàng thamgia phản ứng thế với nhiều chất (halogen, HNO3)
3. TÍNH BAZƠ
C6H5-NH2 + HCl > C6H5-NH2.HCl 	(phenylamoni clorua)
Tính bazơ của Anilin < NH3 (do nhómC6H5- là nhóm hút electron) cho nên Anilin không làm xanh quỳ tím.
Dung dịch kiềm có thể đẩy anilin ra khỏi muối
C6H5-NH3Cl + NaOH > C6H5- NH2 + NaCl + H2O
4. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BRÔM 
5. ĐIỀU CHẾ
C6H5- NO2 + 6[H] Fe , HCl > C6H5- NH2 	+ 	2H2O
BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài 1: a) Amin là gì ? Viết công thức cấu tạo của etylamin, đietylamin, trietylamin và phenylamin.
b) Viết công thức cấu tạo các amin đồng phân có công thức phân tử : C3H9N, C4H11N. Gọi tên và chỉ rõ bậc của chúng.
c) Phân biệt khái niệm bậc của amin với bậc rượu.
Bài 2: a)Dùng hai đũa thủy tinh, đũa thứ nhất được nhúng vào dung dịch HCl đặc,đũa thứ hai nhúng vào etylamin(ts=16.6oC).Lấy hai đũa ra khỏi dung dịch và đưa lại gần nhau sẽ thấy“khói trắng” như sương mù bay lên. Giải thích hiện tượng nêu trên và viết phương trình phản ứng.
b) Viết phương trình phản ứng giữa các cặp hợp chất sau: CH3NH2 và HCl , CH3NH2 (1 mol) với dd H2SO4 loãng , CH3NH2 và CH3COOH.
c) Để trung hòa 50ml dung dịch metylamin cần 30,65 ml dung dịch HCl, 0,1 M. Tính nồng độ % metylamin trong dung dịch. Giả sử khi tan vào nước, metylamin không làm thay đổi thể tích dung dịch.
Bài 3: Hỗn hợp A gồm 4 hợp chất hữu cơ no đơn chức là đồng phân của nhau.Bốn hợp chất đều dễ phản ứng với dd HCl. Phân tử của mỗi chất đều chứa các nguyên tố C, H và 23,7% N.
Viết công thức cấu tạo của 4 hợp chất đó và tính khối lượng của hỗn hợp A, biết khi đốt cháy hỗn hợp A cho 4,48 lít N2 (đo ở đktc.) 
Bài 4: a)Nêu phản ứng hóa học và hiện tượng chứng tỏ anilin có tính bazơ, nhưng là bazơ yếu
 b) Nguyên nhân tính bazơ của anilin.
 c) So sánh tính bazơ của các hợp chất sau : NH3, CH3NH2. C6H5NH2 ,(CH3)2NH
Bài 5: a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trướng hợp sau : Anilin với axit sunfuric (không đun nóng), anilin với axit axetic.
 b) Trình bày sự ảnh hưởng qua lại giữa nhóm amino với gốc phenyl trong phân tử anilin. Minh họa bằng phương trình hóa học.
Bài 6: Cho nước brom (đủ ) vào dung dịch anilin, thu được 16,5 gam kết tủa. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch, giả sử phản ứng đatï hiệu suất 100%.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất A đã thu được 4,62 gam CO2, 1,215 gam H2O và 168 cm3 N2 (đo ở đktc.) 
a) Tính thành phần % các nguyên tố.
b) 3,21 gam hợp chất A phản ứng hết với 30 ml dung dịch HCl 1 M . Viết các công thức cấu tạo có thể có của A, biết A là đồng đẳng của anilin.
Bài 8: Tính khối

File đính kèm:

  • docLy thuyet va bai tap hoa 12.doc