Bài giảng Bài 1: Bài mở đầu (Tiết 2)
/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu rõ mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
- Xác định vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thảo luận nhóm.
- Rèn một số thao tác tư duy
- Biết cách trả lời những câu hỏi theo biểu bảng.
ức: Xác định trên tranh vẽ, hình vẽ hay trên mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim. Phân biệt được các loại mạch máu. Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co dãn cùa tim. Rèn luyện kĩ năng tư duy dự đoán. 2. Kĩ năng: Biết cách thảo luận nhóm. Tiếp tục rèn luyện các tư duy: phân tích, tổng hợp,so sánh, khái quát hoá . Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết. Biết trả lời câu hỏi theo biểu bảng. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh bảo đảm cho sự phát triển bình thường của cơ thể. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Chuẩn bị của GV: Tranh in hoặc tranh vẽ màu phóng to các hình của bài và hình của bài tập 1(cấu tạo trong của tim). Mô hình cấu tạo tim người. Mẫu ngâm tim động vật ( lợn. ..). 2/ Chuẩn bị của HS Mỗi nhóm chuẩn bị 1 quả tim lợn. . 3/ Phương pháp: Quan sát, tìm tòi+ trao đổi, thảo luận nhóm + giảng giải. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: *Mở bài: Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu? Tim có cấu tạo như thế nào để thực hiện tốt vai trò “ bơm ” tạo lực đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn của mình, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: TIM VÀ MẠCH MÁU. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I/ CẤU TẠO TIM: @HOẠT ĐỘNG 1: .Tìm hiểu cấu tạo tim. - Mục tiêu: Xác định được cấu tạo ngoài và trong của tim. - Tiến hành: - Treo tranh: hình 16 – 1, 17 – 1 SGK. H: Tim có cấu tạo như thế nào? H: Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16 -1, 17 -1 điền vào bảng 17 -1 SGK. H: Căn cứ vào chiều dài quảng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn tim nào có thành cơ tim mỏng nhất? H: Dự đoán xem giữa các ngăn tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều? Làm theo nhóm câu hỏi 4. GV hướng dẫn HS mổ tim lợn. HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - HS tự rút ra kết luận về đăc điểm cấu tạo tim. @ TIỂU KẾT: Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải,tâm thất trái ) và cacù van tim ( van nhĩ thất, van động mạch ) II/ CẤU TẠO MẠCH MÁU: @ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo mạch máu. - Mục tiêu: Phân biệt được các loại mạch máu. - Tiến hành: Treo tranh: Sơ đồ cấu tạo các mạch máu. Câu hỏi thảo luận nhóm: Quan sát hình 17 -2, cho biết có những loại mạch máu nào? So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó. H: van ở tĩnh mạch có tác dụng gì? H: Cấu tạo của mao mạch? Có tác dụng gì? GV hướng dẫn HS trả lời và kết luận. HS quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi. Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. HS trả lời cá nhân các câu hỏi của GV. - HS tự rút ra kết luận về đăc điểm các loại mạch. @ TIỂU KẾT: Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. III/ CHU KÌ CO DÃN CÙA TIM: @HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu chu kì co dãn của tim. - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co dãn của tim. -Tiến hành: Treo hình Sơ đồ chu kì co dãn của tim. Yêu cầu thảo luận các câu hỏi. Quan sát hình, cho biết mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu ngày? Trong mổi chu kì: Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? nghỉ bao nhiêu giây? Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? nghỉ bao nhiêu giây? Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây? Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim ( nhịp tim )? HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung: - HS tự rút ra kết luận về đặc điểm của chu kì co dãn của tim. @TIỂU KẾT: Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung. Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. @ TỔNG KẾT: HS đọc khung màu hồng. IV/ CỦNG CỐ: Tim được cấu tạo như thế nào? Mạch máu có những loại nào? Tim hoạt động như thế nào để máu bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. Hãy điền chú thích các thành phần cấu tạo của tim vào hình bằng bút chì. V/ DẶN DÒ: Học bài theo câu hỏi SGK. Làm bài tập 2,3,4 trang 57. Đọc: EM CÓ BIẾT. Xem trước bài: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN. ¯ Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. Chỉ ra được tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. 2. Kĩ năng: Biết cách thảo luận nhóm. Tiếp tục rèn luyện các tư duy: phân tích, tổng hợp,so sánh, khái quát hoá . Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết. Biết trả lời câu hỏi theo biểu bảng. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Chuẩn bị của GV: Tranh in hoặc tranh màu phóng to các bài 18 SGK. Băng video hoặc đĩa CD minh hoạ sự hoạt động của tim qua các pha và vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch. . 2/ Phương pháp: Quan sát, tìm tòi+ trao đổi, thảo luận nhóm + giảng giải. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: *Mở bài: Xác định trên hình các thành phần cấu tạo của tim. Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch, chúng ta tìm hiểu qua bài: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH: @HOẠT ĐỘNG 1: . Sự vận chuyển máu trong hệ mạch. - Mục tiêu: Trình bày được cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch. - Tiến hành: Yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK. H: Kênh hình cho em biết điều gì? Sự chảy chậm của máu trong mao mạch có tác dụng gì? Thảo luận nhóm các câu hỏi: Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào? - HS quan sát tranh, tự xử lí thông tin trả lời các câu hỏi của GV. HS tự thu nhận thông tin, thảo luận tổ các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. - HS tự rút ra kết luận về đặc điểm của sự vận chuyển máu qua hệ mạch. @ TIỂU KẾT: Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch – sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch. II/ VỆ SINH TIM MẠCH: @ HOẠT ĐỘNG 2: Các biện pháp phòng tránh tác nhân có hại và rèn luyện hệ tim mạch 1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: - Mục tiêu 1: Chỉ ra được các tác nhân gây hại và biện pháp phòng tránh. - Tiến hành: H: kể các tác nhân chính có hại cho hệ tim mạch. Yêu cầu HS tự đọc thông tin, thảo luận theo nhóm các câu hỏi: Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ mạch. - GV chốt lại ý chính. HS tự đọc thông tin,xử lí thông tin, trả lời cá nhân câu hỏi của GV, sau đó tiếp tục thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lởi câu hỏi. HS tự rút ra kết luận về đặc điểm cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại. @ TIỂU KẾT: Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch. 2.Cần rèn luyện hệ tim mạch: - Mục tiêu 2: Các biện pháp rèn luyện tim mạch. - Tiến hành: Yêu cầu HS đọc thông tin ở bảng 18 SGK. H: Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch. H: Em biết được những thông tin gì qua bảng? GV kết hợp giải thích thêm về lợi ích của việc luyện tập TDTT đối với hệ tim mạch. HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi. @ TIỂU KẾT: Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hỉnh thức thể dục, thể thao, xoa bóp. @ TỔNG KẾT: HS đọc khung màu hồng. IV/ CỦNG CỐ: Máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch là nhờ đâu? Cần phải làm gì để có một hệ tim mạch khoẻ mạnh? V/ DẶN DÒ: Học bài theo câu hỏi Chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành. Làm bài tập 2 trang 60 SGK. ¯ Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 19: Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch mạch hay chỉ là mao mạch. Rèn kĩ năng băng bó hoặc làm garô và biết những quy định khi đặt garô. 2. Kĩ năng: Biết cách học tập theo nhóm. Xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, học tập và lao động. Có kĩ năng sử dụng các dụng cụ thực hành. 3.Thái độ: Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ s
File đính kèm:
- SINH8-1.doc