Bài giảng Amino axit (tiết 1)

1. Về kiến thức:

-HS biết: Định nghĩa, cấu trúc phân tử, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng quan trọng của amino axit

-HS hiểu: Tính chất hoá học của amino axit

2. Về kỹ năng:

- Dự đoán được tính chất hoá học của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận

- Viết các pthh chứng minh tính chất của amino axit

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Amino axit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: Ngày soạn: 
Tên bài giảng:
AMINO AXIT
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
-HS biết: Định nghĩa, cấu trúc phân tử, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng quan trọng của amino axit
-HS hiểu: Tính chất hoá học của amino axit
2. Về kỹ năng:
- Dự đoán được tính chất hoá học của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận
- Viết các pthh chứng minh tính chất của amino axit
- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học
3. Về thái độ:
	-Amino axit có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, tạo cho hs sự hứng thú khi học bài này
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
	-Tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài
	-dd glixin, axit glutamit, lysin, quỳ tím, ống nghiệm
2.Học sinh:
	-Xem lại tính chất hoá học của amin và axit
III. Trọng tâm bài giảng:
	Tính chất hoá học của amino axit
IV. Phương pháp:
Đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Tính chất hoá học đặc trưng của amin là gì? Viết pư chứng minh?
Câu 2. So sánh tính bazơ của metyl amin và anilin. Cho ví dụ minh họa.
3. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
Hoạt động 1
-yc HS nghiên cứu SGK, cho biết đặc điểm cấu tạo của các hợp chất amino axit. Nêu CTTQ về hợp chất amino axit
-Yêu cầu HS nêu định nghĩa tổng quát về hợp chất amino axit
-Yc hs nc sgk nêu cách đọc tên của amino axit
-Ptử có nhóm chức COOH và nhóm NH2
-CTTQ: (H2N)x-R-(COOH)y
-Nêu định nghĩa
I. Khái niệm
1. KH
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)
-CTTQ: (H2N)x-R-(COOH)y
-α – amino axit: 
2. Danh pháp:
-Tên thay thế: 
Axit + vị trí NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng
-Tên bán hệ thống: 
Axit + vị trí chữ cái Hi lạp (α, β, γ) + amino + tên thông thường của cacboxylic tương ứng
Hoạt động 2
-Yêu cầu HS nghiên cứu cấu tạo phân tử của amino axit, cho biết tính chất của các nhóm chức trong phân tử amino axit, dự đoán các tương tác hoá học có thể xảy ra trong phân tử amino axit
-Yêu cầu HS lên bảng viết cân bằng giữa dạng ion lưỡng cực và dạng phân tử của amino axit
-yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết những tính chất vật lí của các amino axit
-Vì nhóm –COOH có tính axit, nhóm –NH2 có tính bazơ nên ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
-Viết pt
- chất rắn không màu, vị hơi ngọt, tnc cao, dễ tan trong nước
II. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí:
1. Cấu tạo phân tử
Amino axit là phân tử chứa đồng thời nhóm –COOH và nhóm –NH2 nên trong phân tử chúng tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực, ion này nằm cân bằng với dạng phân tử
R-CH-COO- ↔ R-CH-COOH
 │ │
 +NH3 NH2
dạng ion lưỡng cực
2. Tính chất vật lí
Là chất rắn không màu, vị hơi ngọt, tnc cao, dễ tan trong nước
Hoạt động 3
-yc HS viết ptpư giữa glyxin với dd HCl và với dd NaOH, từ đó rút ra tính chất chung của amino axit
-Nêu TN: Nhúng quì tím vào dd glyxin (ống 1), axit glutamic (ống 2), lysin (ống 3). Thấy 
+ống 1 quì tím không đổi màu
+ống 2 quì tím hoá hồng
+ống 3 quì tím hoá xanh.
Yc HS giải thích
-Viết pt
-dd glyxin có mt trung tính
-dd axit glutamic có mt axit
-dd lysin có mt bazơ
III. Tính chất hoá học:
1. Tính lưỡng tính
* H2N-CH2-COOH + HCl → 
 ClH3N-CH2-COOH
Hoặc: H3N+-CH2-COO-+HCl→ClH3N-CH2-COOH
* H2N-CH2-COOH + NaOH → 
 H2N-CH2-COONa +H2O
Hoặc:H3N+-CH2-COO-+NaOH→H2N-CH2-COONa +H2O
Kết luận: Amino axit có tính chất lưỡng tính
2.Tính axit-bazơ của amino axit:
CTTQ: (H2N)x-R-(COOH)y
*Nếu x = y: dd a.a có mt trung tính
*Nếu x > y: dd a.a có mt bazơ
*Nếu x<y: dd a.a có mt axit
Hoạt động 4
-gọi 1 HS lên bảng viết pthh của pư este hoá giữa glyxin với etanol 
-hướng dẫn HS đọc SGK và:
+ Cho biết điều kiện về cấu tạo để các amino axit tham gia pư trùng ngưng
+ Viết ptpư trùng ngưng của ε-amino caproic
-Viết pư
-Phân tử có nhóm –NH2 và nhóm –COOH
-Viết pt
2. Phản ứng este hoá nhóm –COOH: 
H2N-CH2-COOH+C2H5OH 
 H2N-CH2-COOC2H5 +H2O 
4. Phản ứng trùng ngưng:
nH-NH-[CH2]5CO-OH→(-NH[CH2]5CO-)n+ 
axitε-aminocaproic policaproamit nH2O 
 (nilon – 6)
nH-NH-[CH2]6CO-OH→(-NH[CH2]6CO-)n+ 
axitε-aminoenantoic polienantoamit nH2O 
 (nilon – 7)
Hoạt động 5
-Yc hs kết luận về tính chất hoá học của amino axit 
-yc HS đọc và nghiên cứu SGK, cho biết các ứng dụng của amino axit
-Có tính chất của axit và của amin (bazơ)
-Có pư trùng ngưng
-Là hợp chất cơ sở để kiến tạo protein của sự sống
-Một số được sử dụng phổ biến trong đời sống làm thức ăn hay thuốc
-Tổng hợp tơ
Kết luận:
- Do amino axit có chứa nhóm –COOH nên có tính chất hoá học của axit cacboxylic:
+ Tác dụng với bazơ mạnh
+ Tác dụng với ancol (pư este hoá)
- Do amino axit có chứa nhóm –NH2 nên có tính chất hoá học của bazơ là tác dụng với axit
-Do có cả 2 nhóm trên nên có pư trùng ngưng
IV. Ứng dụng
-Là hợp chất cơ sở để kiến tạo protein của sự sống
-Một số được sử dụng phổ biến trong đời sống làm thức ăn hay thuốc
-Tổng hợp tơ
4. Củng cố
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
a. Dung dịch các aminoaxit đều không làm đổi màu quỳ tím.
b. Các aminoaxit có nhiệt độ nóng chảy cao và đều dễ tan trong nước. 
c. Các aminoaxit đều tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo thành các loại tơ nilon.
d. Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin.
Câu 2. Aminoaxit là. 
a. chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH
b. chất hữu cơ tạp chức trong phân tử vừa có nhóm –NH2 vừa có nhóm –COOH
c. chất hữu cơ đa chức trong phân tử vừa có nhóm –NH2 vừa có nhóm –COOH
d. chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm –OH và 1 nhóm –CHO
Câu 3. Trong các aminoaxit sau thì aminoaxit nào không làm đổi màu quỳ tím:
1. CH3-CH(NH2)-COOH 
2. NH2- (CH2)4-CH(NH2)-COOH
3. HOOC –CH(NH2)COOH	
4. NH2-CH2-CH(CH3)COOH
a. 1,2 b. 2,3 c. 1,4 d. 2,4
5. Dặn dò
	-Học thuộc tên gọi thông thường và viết CTCT của các α – amino axit thường gặp
	-Làm bài nhà, xem bài mới
6. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 10.doc
Giáo án liên quan