Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn Sinh học 9 - Thiều Thị Ngọc Mai

Chúng ta cần khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Ở trường THCS Đông Văn, không chỉ trong các tiết học, mà ở hầu hết hoạt động ngoại khóa của trường cũng được lồng ghép nhiều nội dung mang ý nghĩa giáo dục môi trường như vẽ tranh mang chủ đề môi trường, làm vệ sinh khuôn viên nhà trường và các tượng đài Liệt sĩ của địa phương. Nhờ hình thức lồng ghép này, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chúng em đã khá hơn trước rất nhiều. Không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường, các em còn nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc vứt rác và phân loại rác đúng quy định. Nhà trường đã thường xuyên tổ chức phân công các lớp thay phiên nhau chăm sóc và làm sạch khu vực bồn hoa, sân trường. Để các em trực tiếp chăm sóc và bảo vệ khuôn viên của lớp, sẽ tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn Sinh học 9 - Thiều Thị Ngọc Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: SINH HỌC 9
1. Tình huống cần giải quyết: 
Vận dụng kiến thức liên môn (Sinh học, Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân) để tuyên truyền bảo vệ bầu không khí bị ô nhiễm.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: 
- Môi trường không khí đang từng giờ, từng phút bị ô nhiễm trầm trọng bởi các hoạt động do con người gây ra.
- Bảo vệ bầu không khí trong sạch để giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc bảo vệ, giữ gìn trong sạch môi trường không khí nói riêng và các môi trường khác.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
 - Không khí là sự hô hấp của con người, nếu không khí bị mất đi hoặc bị ô nhiễm thì trái đất không thể tồn tại, bầu không khí không còn trong lành. Nếu đánh mất đi bầu không khí trong lành thì cuộc sống con người không còn ổn định. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hiện nay trái đất đang nóng dần lên, băng ở hai cực bắt đầu tan chảy, mực nước các Đại dương dâng cao, đe dọa cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển. Khí thải còn tạo ra lổ thủng trong tầng ôzôn, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mất cân bằng về môi trường, gây nên một số bệnh cho con người như: ung thư phổi, viêm phế quản, đục thủy tinh thể  Còn có các bện về da như: chàm, ghẻ lở, lát, ung thư da . Gây thương tật cho con người, nếu nặng có thể đưa đến tử vong. Không những vậy ô nhiễm không khí còn có những tác hại đến đến sống của động vật, thực vật như gây ra những trận mưa axit làm chết cây cối, phá hoại những công trình xây dựng vì vậy chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nhất là bầu không khí xung quanh.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.
Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.
Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố.
4. Giải pháp giải quyết tình huống: 
- Để thoát khỏi môi trường không khí ô nhiễm môi người nên hạn chế sửng dụng xe ô tô, xe máy thay vào đó hãy sử dụng xa đạp, xe điện, để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại cho không khí như CO2, CO, bụi, khói..
- Hiện nay để giảm bớt ô nhiễm không khí hầu hết các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki- ô -tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất. 
- Là học sinh để góp phần bảo vệ bầu không khí ngoài việc học thật giỏi em còn tuyên truyền cho gia đình cũng như mọi người xung quanh, bạn bè bảo vệ môi trường bảo vệ bầu không khí trong lành, cũng như nên hạn chế hút thuốc lá, mà hãy trồng nhiều cây xanh, xử lí rác thải đúng nơi qui định.
 - Ở trường, em tích tự tham gia trồng cây xanh xung quanh sân trường, không nên xả rác bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác ở trường, làm vệ sinh sân trường, phân loại rác thải. Ở nhà, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, luyện tập thể dục, chơi thể thao để có sức khỏe tốt. 
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 
 - Tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong lành là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành hơn. 
 - Không khí bị ô nhiễm là do con người gây ra vì vậy con người phải khắc phục bằng cách ngăn chặn, khắc phục việc cháy rừng, sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
 Chống cháy rừng	 Vận chuyển gỗ lậu
 - Bảo vệ không khí trong lành là nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường bảo vệ bầu không khí trong lành.
 - Thông tin về trái đất năm 2000, bao bì ni lon là rác thải khó phân hủy nếu bị chôn vùi hoặc đốt đi sẽ gây ra bệnh, thải ra bên ngoài sẽ mất vẻ đẹp mĩ quan.
 Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí
 + Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt tài nguyên rừng, làm hủy hoại môi trường. Có bảo vệ môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuốc sống tốt đẹp, vững bền lâu dài.
 + Chung tay trồng thêm cây xanh ở địa phương nơi em sinh sống.
 + Ngày 5 tháng 6 hằng năm được liên hiệp quốc chọn ngày môi trường thế giới. 
 + Kêu gọi mọi người dân phải có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
 + Hạn chế sử dụng bao bì ni lon. Kêu gọi “một ngày không dùng bao bì ni lon”.
 + Thay thế việc sử dụng bọc ni lon bằng việc sử dụng giấy gói những vật không thẩm thấu, hoặc sử dụng lá chuối hoặc lá sen, lá môn để gói, dùng chai nhựa chứa đựng những chất lỏng (sử dụng nhiều lần).
 + Những nơi công cộng phải có thùng chứa rác và xử lí đúng quy định. Các nhà máy phải có biện pháp xử lí chất thải.
 + Phân loại chất thải, rác thành 2 loại hữu cơ và vô cơ để đư đi xử lý
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh vứt rác bừa bãi vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông mà mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. 
Chúng ta cần khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
Ở trường THCS Đông Văn, không chỉ trong các tiết học, mà ở hầu hết hoạt động ngoại khóa của trường cũng được lồng ghép nhiều nội dung mang ý nghĩa giáo dục môi trường như vẽ tranh mang chủ đề môi trường, làm vệ sinh khuôn viên nhà trường và các tượng đài Liệt sĩ của địa phương... Nhờ hình thức lồng ghép này, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chúng em đã khá hơn trước rất nhiều. Không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường, các em còn nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc vứt rác và phân loại rác đúng quy định. Nhà trường đã thường xuyên tổ chức phân công các lớp thay phiên nhau chăm sóc và làm sạch khu vực bồn hoa, sân trường. Để các em trực tiếp chăm sóc và bảo vệ khuôn viên của lớp, sẽ tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống: 
Việc giải quyết tình huống ô nhiểm không khí bằng những biện pháp trên có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần làm cho môi trường thêm trong lành, sức khỏe con người được đàm bảo.
Bằng những biện pháp nhỏ trên nếu được tất cả mọi người điều giữ gìn môi trường thì môi trường càng xanh sạch đẹp.
Hãy vì một cộng đồng trong lành và một bầu trời xanh, mọi người hãy góp thêm tay để cuộc sống thật bền vững lâu dài và có một không khí thật trong lành, xanh thêm mỗi ngày.
Trên đây là bài dự thi của nhóm học sinh chúng em mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng em hoàn thiện hơn trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức trong thực tiễn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt nhóm tác giả
Học sinh
 Thiều Thị Ngọc Mai

File đính kèm:

  • docBai du thi KTLM giai KK Quoc gia O nhiem khong khi.doc