Bài dự thi Giáo viên dạy giỏi vòng trường môn Toán năm học 2014 - 2015 - Nguyễn Dũng Tiến

- Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang.

Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.

 Hoạt động 2: Bảng công thức 13 trừ đi một số

 ĐDDH : Bảng phụ.

- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học

 Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành

Bài 1: Tính nhẩm.

- Khi biết 4 + 9 = 13 có cần tính 9 + 4 không ? Vì sao?

- Khi đã biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 – 9 và 13 – 4 không? Vì sao?

Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.

- Yêu cầu so sánh 3 + 5 và 8

- Yêu cầu so sánh 13 – 3 – 5 và 13 – 8

Kết luận: Vì 3 + 5 = 8 nên 13 –3 – 5 bằng 13 – 8. Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Giáo viên dạy giỏi vòng trường môn Toán năm học 2014 - 2015 - Nguyễn Dũng Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH – THCS Phong Đông
 Tổ (khối): 2
BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Năm học: 2014 - 2015
- GV dự thi: Nguyễn Dũng Tiến
- Ngày dạy: 12 /11 /2014
Môn: TOÁN
Bài : 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ
13 - 5
I. Mục tiêu: 
 	- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5.
BT cần làm : Bài 1(a) ; Bài 2 ; Bài 4.
II. Chuẩn bị
GV: Que tính. Bảng phụ
HS : Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hỗ trợ
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- Nhận xét bài làm của HS.
- Hát
- Làm trên bản con: 
 x – 4 = 8 ; x – 9 = 18 
3. Bài mới 
- Giới thiệu : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số. Ví dụ: 13 – 5.
v Hoạt động 1: Phép trừ 13 – 5
ò ĐDDH: Que tính
- Đưa ra bài toán : Có 13 que tính (cầm que tính), bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS lấy 13 que tính và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính.
- Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?
- Đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 13 –5.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 8 que tính.
- Có 13 que tính (có 1bó que tính và 3 que tính rời)
- Còn 8 que tính.
- 13 trừ 5 bằng 8.
 13 
 -5 
 8 
- Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang. 
Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. 
v Hoạt động 2: Bảng công thức 13 trừ đi một số
ò ĐDDH : Bảng phụ.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ, thông báo kết quả của phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS thuộc bảng công thức.
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Tính nhẩm.
- Khi biết 4 + 9 = 13 có cần tính 9 + 4 không ? Vì sao?
- Khi đã biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 – 9 và 13 – 4 không? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
- Yêu cầu so sánh 3 + 5 và 8
- Yêu cầu so sánh 13 – 3 – 5 và 13 – 8
Kết luận: Vì 3 + 5 = 8 nên 13 –3 – 5 bằng 13 – 8. Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng.
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 13 – 4 = 9 và 13 – 9 = 4 vì 4 vì 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 4 = 13. Khi lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia.
- Làm bài và thông báo kết quả.
- Ta có 3 + 5 = 8
- Có cùng kết quả là 5.
Bài 2 : Tính.
-
-
-
 13 13 13
 6 9 7
 7 7 6
- Làm trên bảng con.
-
-
 13 13
 4 5
 9 8
- Nhận xét 
Bài 3 : Đặt tính rồi tính hiệu ...
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét bài làm của HS.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- 3 HS lên làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
13 13 13
 -9 -6 -8
 4 7 5
Bài 4:
+ Bán đi nghĩa là thế nào?
- Phát bảng nhóm cho HS.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
Số xe đạp cửa hàng còn lại là:
13 - 6 = 7 (xe đạp)
Đáp số: 7 xe đạp
- HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi:
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Hai em làm trên bản nhóm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét .
4. Củng cố :
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng trừ 13 trừ đi một số.
5. Dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: 33 - 5 
- 2 HS đọc.
Phong Đông, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Người dạy
Nguyễn Dũng Tiến
Trường TH – THCS Phong Đông
 Tổ (khối): 2
BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Năm học: 2014 - 2015
- GV dự thi: Nguyễn Dũng Tiến
- Ngày dạy: 12 /11 /2014
Môn: TẬP ĐỌC
Bài : MẸ
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4 ; riêng dòng 7,8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Cảm nhận nỗi vất vả tình thương bao la của mẹ dành cho con. (trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 6 dòng thơ cuối).
II. Chuẩn bị
GV: Máy chiếu ghép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng; học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hỗ trợ
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Sự tích cây vú sữa
- GV nhận xét.
- Hát
- Đọc bài, trả lời câu hỏi.
3. Bài mới 
- Giới thiệu : Trong bài tập này, các em sẽ được đọc và tìm hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ các em sẽ thêm hiểu về nổi vất vả của mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho các con.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu 1 lần. Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm ngắt giọng theo nhịp 2 – 4 ở câu các câu thơ 6 chữ, riêng câu thơ thứ 7 ngắt nhịp 3 – 3. Các câu thơ 8 chữ ngắt nhịp 4 – 4 riêng câu thơ thứ 8 ngắt nhịp 3 – 5.
- GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Hướng dẫn ngắt giọng.
- Yêu cầu gạch chân các từ cần nhấn giọng (các từ gợi tả).
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Đọc: 
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
- Gạch chân: Lặng, mệt, nắng oi, ạ ời, kẽo cà, ngồi, ru, đưa, thức, ngọt, gió, suốt đời.
Ngắt đúng nhịp thơ lục bát.
- Bài chia làm 3 đoạn.
- Nhắc nhở HS đọc ngắt đúng nhịp thơ:
- Nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Câu 1: Hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?
Câu 2: Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?
- 2 HS đọc phần chú giải SGK. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
Lặng rồi/ cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi.//
Những ngôi sao / thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.//
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh
- Đọc cá nhân.
- Lặng rồi cả tiếng con ve. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi (Những con ve cũng im lặng vì quá mệt mỏi dưới trời nắng oi)
- Mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con.
Câu 3: Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
+ Em hiểu 2 câu thơ : Những ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ntn?
+ Em hiểu con thơ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời ntn?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng
ò ĐDDH: (Máy chiếu).
- GV cho cả lớp đọc lại bài. Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét.
- Mẹ được so sánh với những ngôi sao “thức” trên bầu trời, với ngọn gió mát lành. 
- Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao vẫn thức hàng đêm.
- Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm lo cho con, mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- 2 dãy thi đua đọc thuộc lòng.
4. Củng cố:
- Qua bài thơ em hiểu được điều gì về mẹ?
5. Dặn dò: 
- Mẹ luôn vất vả để nuôi con và dành cho con tình yêu thương bao la.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết học sau.
Phong Đông, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Người dạy
Nguyễn Dũng Tiến

File đính kèm:

  • docToán - TĐ - 2014-2015.doc