Amin, amino axit pro trong các đề thi đại học-Cao đẳng năm 2007

Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H9N

Câu 2: Phát biểu không đúng là:

A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.

B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol

C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch

 

docx6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Amin, amino axit pro trong các đề thi đại học-Cao đẳng năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là:
A. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol	
B. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của stiren
C. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp
D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac
Câu 16: Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COOH
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
Câu 17: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH	B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl- 
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-	D. H2N-CH2-COOH, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-
Câu 18: Cho 8,9g một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7g chất rắn. CTCT thu gọn X là
A. HCOOH3NCH=CH2 	B. H2NCH2CH2COOH	C. CH2=CHCOONH4 	D. H2NCH2COOCH3 
Câu 19: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. CH3NH2 	B. CH3COOCH3 	C. CH3OH	D. CH3COOH
Câu 20: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử của Y là
A. 85	B. 68	C. 45	D. 46
Câu 21: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2, C6H5OH, C6H6. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 6	B. 8	C. 7	D. 5
Câu 22: Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-50C). Để điều chế được 14,05g C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
A. 0,1 mol và 0,4 mol	B. 0,1 mol và 0,2 mol	C. 0,1 mol và 0,1 mol	D. 0,1 mol và 0,3 mol
Câu 23: Cho 5,9g amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55g muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 24: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH	B. H2NCH2COOH	C. H2NC2H4COOH	D. H2NC4H8COOH
Câu 25: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 26: Cho dãy các chất: C6H5OH, C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
Năm 2009
Câu 27: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. CTPT của X là
A. C5H9O4N	B. C4H10O4N2 	C. C5H11O2N	D. C4H8O4N2 
Câu 28: Cho 10g amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15g muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4	B. 8	C. 5	D. 7
Câu 29: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dd NaOH	B. dd NaCl	C. Cu(OH)2/OH-	D. dd HCl
Câu 30: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A. anilin	B. phenol	C. axit acrylic	D. metyl axetat
Câu 31: Có ba dung dịch: amoni hidrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và 3 chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong 6 ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 5	B. 6	C. 3	D. 4
Câu 32: Hợp chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8	B. 9,4	C. 8,2	D. 9,6
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazo
Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH	B. CH3CH2CN, CH3CH2COOH
C. CH3CH2CN, CH3CH2CHO	D. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4 
Câu 35: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67g muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40g dung dịch NaOH 4%. Công thức phân tử của X là
A. H2NC2H3(COOH)2. 	B. H2NC3H5(COOH)2.	C. (H2N)2C3H5COOH	D. H2NC3H6COOH.
Câu 36: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH, NH3 	B. CH3OH, CH3NH2	C. CH3NH2, NH3 	D. C2H5OH, N2 
Câu 37: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4 
Câu 38: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một aminoaxit. Cho 25,27 g X phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 27,75	B. 24,25	C. 26,25	D. 29,75
Câu 39: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau: Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156g benzen là
A. 186,0g	B. 55,8g	C. 93,0g	D. 111,6g
Câu 40: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 41: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3, CH3CH(NH3Cl)COOH	B. CH3CH(NH2)COOCH3, CH3CH(NH3Cl)COOH
C. CH3CH(NH2)COOCH3, CH3CH(NH2)COOH	D. H2NCH2COOC2H5, ClH3NCH2COOH
Câu 42: Thủy phân 1250g protein X thu được 425g alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 453	B. 382	C. 328	D. 479
Câu 43: Cho 1,82g hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3 	B. CH3COONH3CH3 	C. CH3CH2COONH4	D. HCOONH2(CH3)2 
Câu 44: Cho từng chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (t0) và với dung dịch HCl (t0). Số phản ứng xảy ra là
A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Năm 2010
Câu 45: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50	B. 0,65	C. 0,55	D. 0,70
Câu 46: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3	B. 4	C. 9	D. 6
Câu 47: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là
A. C3H8	B. C3H8O	C. C3H9N	D. C3H7Cl
Câu 48: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hidrocacbon đòng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hidrocacbon là
A. C2H4, C3H6 	B. CH4, C2H6 	C. C3H6, C4H8 	D. C2H6, C3H8 
Câu 49: Phát biểu đúng là:
A. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ 
B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm
C. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ 
D. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit
Câu 50: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O, y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8 và 1,0	B. 8 và 1,5	C. 7 và 1,0	D. 7 và 1,5
Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CHNHCH3 	B. CH2=CHCH2NH2 	C. CH3CH2CH2NH2 	D. CH3CH2NHCH3 
Câu 52: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat	B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat	D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic
Câu 53: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư). Thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8)g muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5)g muối. Giá trị của m là
A. 112,2	B. 171,0	C. 165,6	D. 123,8
Câu 54: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9g. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45	B. 60. 	C. 120	D. 30
Câu 55: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton	B. andehit axetic, saccarozơ, axit axetic
C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic	D. glixerol, axit axetic, glucozơ 
Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol

File đính kèm:

  • docxAminaminoaxitpro trong cac dthi DH CD.docx
Giáo án liên quan