518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH 2009 – Môn Hoá học

Câu 1.

 

518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH2009 – Môn Hoá học

Khi cho rượu etylic tan vào nước thì số loại liên kết hidro

 

Rượu etylic được tạo ra khi:

A. Thủy phân saccarozơ. B. Thủy phân đường mantozơ. C. Lên men glucozơ. D. Lên men tinh bột.

Câu 2.

Khi so sánh nhiệt độ sôi của rượu etylic và nước thì:

A. Nước sôi cao hơn rượu vì nước có khối lượng phân tử

nhỏ hơn rượu.

B. Rượu sôi cao hơn nước vì rượu là chất dễ bay hơi.

C. Nước sôi cao hơn rượu vì liên kết hidro giữa các phân

tử nước bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử rượu. D. Nước và rượu đều có nhiệt độ sôi gần bằng nhau. Câu 3.

Bản chất liên kết hidro là:

A. Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và

nguyên tử O tích điện âm.

B. Lực hút tĩnh điện giữa ion H và ion O2.

C. Liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử H và nguyên tử

O.

D. Sự cho nhận electron giữa nguyên tử H và nguyên tử

O.

Câu 4.

Cho 3 rượu: Rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào sau đây là sai:

A. Tất cả đều nhẹ hơn nước. B. Tan vô hạn trong nước.

C. Nhiệt độ sôi tăng dần. D. Đều có tính axit.

 

doc30 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH 2009 – Môn Hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 242.
Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự là ống 1,
2, 3. Nhúng 3 lá kẽm (giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống
thì khối lương mỗi lá kẽm thay đổi như thế nào?
A. X tăng, Y giảm, Z không đổi. B. X giảm, Y tăng, Z không đổi. C. X tăng, Y tăng, Z không đổi. D. X giảm, Y giảm, Z không đổi. Câu 243.
Cho Na kim loại vào lượng dư dung dịch CuCl2 sẽ thu
được kết tủa nào sau đây:
A. Cu(OH)2 B. Cu 	C. CuCl D. A, B, C đều đúng.
Câu 244.
Cặp nào gồm 2 kim loại mà mỗi kim loại đều không tan
trong dung dịch HNO3 đặc, nguội:
A. Zn, Fe 	B. Fe, Al 	C. Cu, Al 	D. Ag, Fe
Câu 245.
Từ các hóa chất cho sau: Cu, Cl2, dung dịch HCl, dung dịch HgCl2, dung dịch FeCl3. Có thể biến đổi trực tiếp Cu thành CuCl2 bằng mấy cách khác nhau?
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 246.
Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 g trong 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng bằng bao nhiêu?
A. 5,76 g 	B. 6,08 g 	C. 5,44 g 	D. Giá trị khác
Câu 247.
Cho một bản kẽm (lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Hỏi khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dung dịch là bao nhiêu? (Cho Cu = 64,
thanhnhanbt@yahoo.com 0902613939	Trang 14
518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH2009 – Môn Hoá học
Zn = 65, N = 14, O = 16).
A. < 0,01 g 	B. 1,88 g 	C. ~0,29 g D. Giá trị khác.
Câu 248.
Cho 50,2 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi bằng 2 (đứng trước H trong dãy điện hóa). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H2. Cho phần II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0,3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là
kim loại nào? (Cho Mg = 24, Sn = 119, Zn = 65, Ni = 59) A. Mg 	B. Sn 	C. Zn 	D. Ni
Câu 249.
Câu nói nào hoàn toàn đúng:
A. Cặp oxi hóa khử của kim loại là một cặp gồm một
chất oxi hóa và một chất khử.
B. Dãy điện hóa của kim loại là một dãy những cặp oxi hóa-khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.
C. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra.
D. Fe2+ có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.
Câu 250.
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. Một chất oxi hóa gặp một chất khử nhất thiết phải xảy
ra phản ứng hóa học.
C. Đã là kim loại thì phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hóa-khử tương ứng.
Câu 251.
Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, bột Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào:
A. AgNO3 	B. HCl 	C. NaOH 	D. H2SO4
Câu 252.
Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là: A. 5,4 g 	B. 2,16 g 	C. 3,24 g D. Giá trị khác. Câu 253.
Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa:
A. AgNO3 	B. Fe(NO3)3
C. AgNO3 và Fe(NO3)2 	D. AgNO3 và Fe(NO3)3
Câu 254.
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Hợp kim là hỗn hợp gồm nhiều kim loại khác nhau. B. Tinh thể xêmentit Fe3C thuộc loại tinh thể dung dịch rắn.
C. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn các
kim loại tạo nên hợp kim.
D. Hợp kim thường mềm hơn các kim loại tạo nên hợp
kim.
Câu 255.
Liên kết trong hợp kim là liên kết:
A. Ion. 	B. Cộng hóa trị.
C. Kim loại. D. Kim loại và cộng hóa trị.
Câu 256.
“Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại do:
A. Tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.
B. Kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên
dòng điện.
D. Tác động cơ học.
Câu 257.
Để một hợp kim (tạo nên từ hai chất cho dưới đây) trong không khí ẩm, hợp kim sẽ bị ăn mòn điện hóa khi 2 chất đó là:
A. Fe và Cu. B. Fe và C. 	C. Fe và Fe3C. D. Tất cả đều đúng.
Câu 258.
Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây
thì xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa?
A. Tôn (sắt tráng kẽm). 	B. Sắt nguyên chất.
C. Sắt tây (sắt tráng thiếc). D. Hợp kim gồm Al và Fe.
Câu 259.
Ngâm một lá sắt vào dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí H2. Bọt khí sẽ sủi ra nhanh nhất khi thêm vào chất nào?
A. Nước. 	B. Dung dịch CuSO4. C. Dung dịch NaCl. 	D. Dung dịch ZnCl2. Câu 260.
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa giống và khác nhau như thế nào?
A. Giống là cả hai đều phản ứng với dung dịch chất điện
li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
B. Giống là cả hai đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
C. Giống là cả hai đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có
ăn mòn hóa học mới là quá trình oxi hóa khử.
D. Giống là cả hai đều là quá trình oxi hóa khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
Câu 261.
Cách li kim loại với môi trường là một trong những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Cách làm nào sau đây thuộc về phương pháp này:
A. Phủ một lớp sơn, vecni lên kim loại.
B. Mạ một lớp kim loại (như crom, niken) lên kim loại. C. Tạo một lớp màng hợp chất hóa học bền vững lên kim loại (như oxit kim loại, photphat kim loại).
D. A, B, C đều thuộc phương pháp trên.
Câu 262.
M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu
diễn:
A. Tính chất hóa học chung của kim loại.
B. Nguyên tắc điều chế kim loại.
C. Sự khử của kim loại. 	D. Sự oxi hóa ion kim loại.
Câu 263.
Phương pháp thủy luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất nào:
A. Muối ở dạng khan. 	B. Dung dịch muối.
C. Oxit kim loại. 	D. Hidroxit kim loại.
Câu 264.
thanhnhanbt@yahoo.com 0902613939	Trang 15
518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH2009 – Môn Hoá học
Muốn điều chế Pb theo phương pháp thủy luyện người ta
cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2:
A. Na 	B. Cu 	C. Fe 	D. Ca
Câu 265.
Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:
A. Muối rắn. 	B. Dung dịch muối. C. Oxit kim loại. 	D. Hidroxit kim loại. Câu 266.
Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:
A. Al, Cu 	B. Mg, Fe 	C. Fe, Ni 	D. Ca, Cu
Câu 267.
Có thể coi chất khử trong phương pháp điện phân là: A. Dòng điện trên catot. 	B. Điện cực.
C. Bình điện phân. 	D. Dây dẫn điện.
Câu 268.
Khi điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi.
D. Chưa khẳng định được vì câu hỏi không nói rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol.
Câu 269.
Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?
A. NaCl 	B. CaCl2
C. AgNO3 (điện cực trơ) 	D. AlCl3
Câu 270.
Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag ra
khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu?
A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3. B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3.
C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được
vào dung dịch HCl dư. D. A, B, C đều đúng. Câu 271.
Nung quặng pyrit FeS2 trong không khí thu được chất
rắn là:
A. Fe và S 	B. Fe2O3 	C. FeO 	D. Fe2O3 và S
Câu 272.
Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách nào?
A. Điện phân nóng chảy Fe2O3.
B. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao.
C. Nhiệt phân Fe2O3. 	D. A, B, C đều đúng.
Câu 273.
Từ dung dịch Cu(NO3)2 có thể điều chế Cu bằng cách
nào?
A. Dùng Fe khử Cu2+ trong dung dịch Cu(NO3)2.
B. Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO3)2. C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy Cu(NO3)2. D. A, B, C đều đúng.
Câu 274.
Từ dung dịch AgNO3 có thể điều chế Ag bằng cách nào?
A. Dùng Cu để khử Ag+ trong dung dịch.
B. Thêm kiềm vào dung dịch được Ag2O rồi dùng khí
H2 để khử Ag2O ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. D. A, B, C đều đúng.
Câu 275.
Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 1M thu được 0,05 mol Cl2. Ngâm một đinh sắt sạch vào dung dịch còn lại sau khi điện phân, khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt r A. Hỏi khối lượng đinh sắt tăng thêm bao nhiêu gam? A. 9,6 g 	B. 1,2 g 	C. 0,4 g 	D. 3,2 g
Câu 276.
Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, mật độ electron tự do thấp, điện tích ion nhỏ nên liên kết kim loại kém bền vững. Điều đó giúp giải thích tính chất nào sau đây của kim loại kiềm?
A. Nhiệt độ nóng chảy thấp. 	B. Mềm.
C. Nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm
D. Khối lượng riêng nhỏ.
Câu 277.
Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim
loại là do:
A. Năng lượng nguyên tử hóa nhỏ. B. Năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Năng lượng nguyên tử hóa và năng lượng ion hóa đều
nhỏ.
D. A, B, C đều sai.
Câu 278.
Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập
tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3. B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. D. Na2O, NaOH, Na2CO3. Câu 279.
Cách nào sau đây điều chế được Na kim loại? A. Điện phân dung dịch NaCl.
B. Điện phân NaOH nóng chảy.
C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng.
D. A, B, C đều sai.
Câu 280.
Khí CO2 không phản ứng với dung dịch nào:
A. NaOH 	B. Ca(OH)2 C. Na2CO3 D. NaHCO3
Câu 281.
Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về hai muối
NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả hai đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả hai đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí
CO2.
C. Cả hai đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm. D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm. Câu 282.
Điện phân dung dịch muối nào thì điều chế được kim loại tương ứng?
A. NaCl 	B. AgNO3 	C. CaCl2 	D. MgCl2
Câu 283.
M là kim loại phân nhóm chính nhóm I; X là clo hoặc
thanhnhanbt@yahoo.com 0902613939	Trang 16
518 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh CĐ-ĐH2009 – Môn Hoá học
brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại nhóm I là:
A. MX 	B. MOH 	C. MX hoặc MOH D. MCl
Câu 284.
Đi từ chất nào sau đây, có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phâ

File đính kèm:

  • doc518 cau trac nghiem hoa.doc
Giáo án liên quan